Thành phố


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Cần Thơ: Thực hiện quản lý nhà nước về công tác bổ trợ tư pháp trên địa bàn thành phố năm 2022
Ngày đăng: 24/01/2022

Lượt xem:


UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch số 15/KH-UBND về thực hiện quản lý nhà nước về công tác bổ trợ tư pháp trên địa bàn thành phố năm 2022.

Theo đó, mục đích nhằm thực hiện có hiệu quả Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 69-KL/TW ngày 24/2/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức hoạt động của luật sư và các văn bản pháp luật về luật sư, tư vấn pháp luật. Chú trọng phát triển đội ngũ luật sư giỏi về chuyên môn, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng cơ bản yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường vai trò tự quản của Đoàn Luật sư thành phố, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức luật sư. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm tư vấn pháp luật cả về quy mô và chất lượng; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp luật về công chứng. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng, đưa hoạt động quản lý nhà nước về công chứng đi vào nề nếp. Phát huy vai trò của Hội Công chứng viên thành phố, xây dựng mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, góp phần thúc đẩy các quan hệ, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại trên địa bàn thành phố; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Phát huy trách nhiệm của Thủ trưởng các ngành, tổ chức có liên quan nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giám định tư pháp theo quy định của pháp luật. Củng cố và phát triển đội ngũ người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp đủ về số lượng, đạt tiêu chuẩn về chất lượng đáp ứng được yêu cầu của tổ chức trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định, góp phần giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hình sự, hành chính trên địa bàn thành phố được kịp thời, công bằng, khách quan và chính xác; triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Đấu giá tài sản, Chỉ thị số 40/CT-TTg ngày 2/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản. Nâng cao tính chuyên môn, chuyên nghiệp của hoạt động đấu giá tài sản, đáp ứng yêu cầu xử lý tài sản của tổ chức, cá nhân; nâng cao tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong việc xử lý tài sản, đặc biệt là tài sản công; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 8/1/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thừa phát lại. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực thừa phát lại, đưa hoạt động thừa phát lại đi vào hoạt động ổn định và đạt hiệu quả. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng và thực hiện chế định thừa phát lại nhằm giảm áp lực công việc, giảm chi tiêu cho ngân sách nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp mà trực tiếp là Cơ quan Tòa án và Thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố; triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Trọng tài thương mại và các Nghị định có liên quan; Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại; Luật Phá sản và Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Phổ biến, nâng cao kiến thức của người dân, doanh nghiệp về các hoạt động của Trọng tài thương mại, hòa giải viên thương mại, quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.

Yêu cầu đảm bảo thực hiện có hiệu quả những nội dung đã được nêu trong Kế hoạch; các hoạt động đề ra phải phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, của Ngành Tư pháp; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tuyên truyền, phối hợp và hỗ trợ cho các hoạt động để tổ chức thực hiện Kế hoạch; tăng cường tính chủ động của từng cơ quan, đơn vị; kịp thời hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm chất lượng và tiến độ; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với đặc điếm tình hình thực tế, kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực hiện có của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Nội dung thực hiện của Kế hoạch gồm: lĩnh vực luật sư và tư vấn pháp luật; lĩnh vực công chứng; lĩnh vực giám định tư pháp; lĩnh vực đấu giá tài sản; lĩnh vực thừa phát lại; lĩnh vực trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, quản tài viên và hành nghề quản lý thanh lý tài sản.

UBND thành phố giao Sở Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp UBND thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai có hiệu quả Kế hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện; tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp và UBND thành phố kết quả thực hiện theo quy định; phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí để triển khai Kế hoạch trên địa bàn thành phố.


Phương Thảo


e99cb310-47ae-4b80-8bd4-c05eea255501

Tiêu đề bài viết: Cần Thơ: Thực hiện quản lý nhà nước về công tác bổ trợ tư pháp trên địa bàn thành phố năm 2022. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Phương Thảo.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang