Địa phương


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Chương trình đào tạo nguồn nhân lực
Ngày đăng: 21/03/2012

Lượt xem:


1. Mục tiêu:

- Nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo lao động có chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu trở thành Trung tâm cung cấp lao động có trình độ cao cho đồng bằng sông Cửu Long, cả nước và hướng tới xuất khẩu lao động trình độ cao.

- Phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo theo các cấp học, đào tạo nghề tầm cỡ cấp vùng; tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế trong đào tạo và phát triển nhân lực, hình thành làng đại học để phát triển mạnh các ngành: kỹ thuật, kinh tế tài chính, kinh tế phát triển, quy hoạch và quản lý đô thị,...; chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia nhằm xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của thành phố phục vụ cho nền kinh tế tri thức.

- Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng chính qui, hiện đại, có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức, có năng lực hoàn thành công vụ góp phần thực hiện tốt cải cách hành chính, cán bộ công chức thật sự là công bộc của dân.

2. Định hướng phát triển:

a) Đối với giáo dục:

- Phát triển giáo dục, thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, mở rộng các loại hình giáo dục - đào tạo dân lập, tư thục, không duy trì loại hình bán công. Đến năm 2010, chỉ số phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề của thành phố đứng đầu trong khu vực và đạt tỷ lệ ngang bằng chỉ số trung bình của cả nước.

- Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa; sắp xếp hợp lý mạng lưới trường học, cơ sở giáo dục đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch về phát triển quy mô.

- Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, thực hiện có hiệu quả yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng quản lý, dạy và học. Phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về phổ cập bậc trung học vào năm 2010, xây dựng xã hội học tập đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn.

 b) Đối với đào tạo nghề:

- Thực hiện chương trình phổ cập nghề nghiệp cho người lao động. Đào tạo bổ sung, nâng cao trình độ cho lao động đã qua đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố và xuất khẩu lao động.

- Tổ chức đa dạng hóa các loại hình dạy nghề cho đối tượng lao động ngoại thành gắn với giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đồng thời giảm áp lực di chuyển nguồn lao động từ nông thôn ra thành thị, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, gắn đào tạo nghề với sự phát triển các chương trình kinh tế - xã hội của thành phố. Từng bước xây dựng đội ngũ lao động có trình độ bán lành nghề và lành nghề ở khu vực ngoại thành, có thể tiếp thu và ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học vào sản xuất nâng cao được năng suất, chất lượng lao động.

 - Đào tạo lao động lành nghề (cả về kỹ thuật và quản lý), chú trọng đào tạo nguồn lao động nhập cư từ các địa phương khác thông qua các hình thức: tuyển chọn, thu hút, đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực nhập cư, hình thành đội ngũ lao động nghề nghiệp chuyên nghiệp. 

c) Đối với  nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật:

- Từng bước xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của nguồn nhân lực cho các chương trình phát triển của thành phố. Hình thành đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ chuyên nghiệp cung cấp cho thị trường khoa học và thị trường công nghệ.

- Hoàn thiện hệ thống các trường, viện nghiên cứu,... nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho các tổ chức khoa học, doanh nghiệp,... và cung cấp đội ngũ giảng viên chuyên ngành khoa học công nghệ cho các cơ  sở đào tạo của vùng.

- Tăng cường đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý trình độ cao và đội ngũ công nhân lành nghề. Thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học, triển khai thành công Đề án đào tạo ở nước ngoài 150 cán bộ có trình độ sau đại học thuộc các chuyên ngành mà thành phố có nhu cầu trong quá trình phát triển.

d) Đối với nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị:

- Đào tạo nguồn nhân lực trong khu vực công nhằm đảm bảo thực hiện tốt các dịch vụ công, hỗ trợ nguồn nhân lực cho các khu vực tư, đơn vị sự nghiệp, khu vực sản xuất kinh doanh. Đào tạo chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ thành phố đến quận, huyện đáp ứng được yêu cầu của thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và 2020.

- Đến năm 2010 hình thành đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển chính quyền điện tử trong những năm tiếp theo.

- Tuyển dụng mới các chức danh thiếu nhằm bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường thị trấn hiện có nhằm đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa và phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

3. Nhiệm vụ:

- Xây dựng và đào tạo được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp, các ngành và đội ngũ cán bộ công chức trong hệ thống chính trị thật sự vững vàng về chính trị, có phẩm chất đạp đức tốt và năng lực chuyên môn sâu; đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành giỏi ở một số lĩnh vực quan trọng; đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao, cơ cấu lao động hợp lý đáp ứng được nhu cầu lực lượng lao động cho phát triển kinh tế xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Phát triển nguồn nhân lực phải được làm đồng bộ từ nâng cao dân trí, tăng số lượng và nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, phát triển các hình thức đào tạo nghề phong phú, phù hợp với từng đối tượng, từng ngành nghề cần phát triển. có cơ chế chính sách thỏa đáng để thu hút nhân tài. Thường xuyên bổ sung và có chính sách sử dụng hiệu quả cán bộ; thực hiện tốt công tác tăng cường và luân chuyển cán bộ nòng cốt.

- Xây dựng hoàn thiện cơ cấu hệ thống đào tạo nghề theo hướng đào tạo lao động kỹ thuật thực hành ở các cấp độ, đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề với nhiều mô hình thích hợp. Khuyến khích xã hội hóa công tác đào tạo nghề, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, và dành một tỷ lệ nhất định ngân sách địa phương hằng năm cho công tác đào tạo nghề, hỗ trợ cho vay vốn và tạo điều kiện để học sinh nghèo có điều kiện học nghề.

4. Tiến độ thực hiện và các chỉ tiêu chủ yếu:

a) Tiến độ thực hiện:

- Giai đoạn đến năm 2010: Thực hiện các nội dung củng cố nâng cao chất lượng các nguồn nhân lực, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, vừa tập trung thực hiện xây dựng các tiềm lực cho nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nền vững chắc cho sự phát triển những năm tiếp theo.

- Giai đoạn 2010-2015: tập trung xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo mang tầm quốc gia, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và phát triển nhân lực, xúc tiến đào tạo kỹ năng nghề nghiệp mang tính chuyên nghiệp cho các khu vực kinh tế; trong giai đoạn này, thành phố Cần Thơ về cơ bản trở thành trung tâm trong lĩnh vực đào tạo, cung ứng và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng.

- Giai đoạn 2015 trở về sau là giai đoạn phát triển nguồn nhân lực theo hướng tăng tốc, tạo tiền đề cho việc phát triển thành phố Cần Thơ tiến vững chắc vào nền kinh tế tri thức, là cực phát triển của vùng trên mọi lĩnh vực.  

 b) Các chỉ tiêu chủ yếu:

* Về tỷ lệ huy động học sinh:

- Đến năm 2010: 13% trẻ dưới 3 tuổi vào nhà trẻ, 75% trẻ 3-5 tuổi vào mẫu giáo; 99,9%  trẻ 6-10 tuổi vào tiểu học, 78,3% học sinh 11-14 tuổi vào trung học cơ sở, 45% học sinh 15-17 tuổi vào trung học phổ thông.

- Đến năm 2020: 30% trẻ dưới 3 tuổi vào nhà trẻ, 90% trẻ 3- tuổi vào mẫu giáo, 100% trẻ 6-10 tuổi vào tiểu học, 98% học sinh 11-14 tuổi vào trung học cơ sở, 60% học sinh 15-17 tuổi vào trung học phổ thông.

*  Các chỉ tiêu trong phát triển giáo dục :

Yêu cầu chung là 100% các trường ở các cấp phải đạt chuẩn về điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng giáo viên theo yêu cầu, cụ thể như sau:

- Đối với hệ thống nhà trẻ: 82 trường, 1.060 phòng học, giáo viên 2.385 người.

- Đối với hệ thống mẫu giáo: 120 trường, 1.590 phòng học, giáo viên 2.057 người,

- Đối với hệ thống tiểu học: Giữ vững số trường hiện có, số phòng học tăng lên 5.610 phòng để chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu học 2 buổi cho khoảng 50% lớp. Số giáo viên tăng lên 6.451 người.

- Đối với hệ thống trung học cơ sở:  70 trường, 1.317 phòng học, giáo viên 4.060 người.

- Đối với hệ thống trung học phổ thông: Giữ nguyên số trường hiện có, số phòng học 636 phòng. Số giáo viên 2.021 người.

- Đối với giáo dục thường xuyên: tăng cường mở các lớp bổ túc văn hóa cho cán bộ và nhân dân, phấn đấu 100% cán bộ cấp thành phố, cán bộ cấp quận, huyện, 80-90% cán bộ cấp thị trấn, thị tứ tốt nghiệp trung học phổ thông (2 hệ).

- Đối với giáo dục nghề nghiệp: 5% dân số từ 16 đến 20 tuổi được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; 23% lao động được đào tạo nghề; tăng cường dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cho xuất khẩu lao động.

- Đối với giáo dục cao đẳng: đào tạo và liên kết đào tạo chính quy 5.700 sinh viên.

- Đối với giáo dục đại học: phấn đấu đạt tỷ lệ bình quân 150 sinh viên /1 vạn dân.

*  Các chỉ tiêu về tạo việc làm vững chắc cho nguồn nhân lực:

- Đến năm 2010, trong cơ cấu dân số có 13,14% học sinh phổ thông các cấp, tỉ lệ học sinh phổ thông /giáo viên là 18; 0,87% học sinh trung học chuyên nghiệp, 0,42% sinh viên cao đẳng; 2,30% sinh viên đại học; 0,23% sau đại học. Phấn đấu đạt các tiêu chí  phổ cập trung học.

- Đến năm 2020, trong cơ cấu dân số có 12,36% học sinh phổ thông các cấp, tỉ lệ học sinh phổ thông/giáo viên là 18; 1,9% học sinh trung học chuyên nghiệp, 0,58% sinh viên cao đẳng; 4,03% sinh viên đại học; 0,46% sau đại học.

Số lao động được đào tạo so với lao động trong độ tuổi chiếm 47,7% (trong đó: công nhân 25,1%, trung học chuyên nghiệp 21,1 %, cao đẳng 8,8%, đại học và sau đại học 45%). Số lao động trong độ tuổi thất nghiệp được khống chế dưới 1%.

- Thực hiện chương trình phổ cập nghề cho người lao động, đến năm 2010 đạt 50% và năm 2020 đạt 70% lao động qua đào tạo. 100% quận, huyện có trung tâm dạy nghề đạt chuẩn. Nâng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp nghề có việc làm bằng nghề đã học đến năm 2010 lên mức 90%.

 - Mở rộng nâng cấp hệ thống đào tạo công nhân kỹ thuật, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các Trường Cao đẳng vừa mới được nâng chuẩn  (Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ, Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ) và hướng tới sẽ nâng cấp trường Trường trung học Văn hóa nghệ thuật thành Trường cao đẳng; thành lập trường Đại học kỹ thuật công nghệ trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Đại học tại chức.

Phối hợp nâng cấp Trường đại học Cần Thơ thành Trường trọng điểm quốc gia theo hướng đa ngành. Phối hợp với các cơ sở đào tạo, các tổ chức kinh tế, tổ chức nghiên cứu khoa học thuộc Trung ương đóng trên địa bàn thành phố nhằm thực hiện tốt công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tiến tới thành lập các trường quốc tế các cấp từ mầm non đến đại học, hình thành làng đại học sau năm 2010.

*  Đối với nhân lực trong hệ thống chính trị:

- Đảm bảo trang bị đủ kiến thức theo tiêu chuẩn quy định (về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và trình độ chuyên môn) cho cán bộ quản lý, công chức các ngạch hành chính theo quy định. Thực hiện chế độ đào tạo bắt buộc hằng năm đối với công chức.

- Chú trọng đào tạo kỹ năng hành chính, kỹ năng thực hành, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thành phố. Phấn đấu đến năm 2008, 80% công chức hành chính được trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ và có khả năng hoàn thành có chất lượng nhiệm vụ được giao; đến năm 2010, tỷ lệ trên là 100%. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức về văn hóa công sở, trách nhiệm và đạo đức công chức cho công chức các ngạch, đặc biệt đối với cán bộ, công chức ở bộ phận “một cửa” của các cơ quan, đơn vị thường xuyên tiếp xúc với dân.

Phấn đấu đến 2010, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn trọng điểm (Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Công  thương, nông nghiệp,…) trình độ chuyên môn thạc sĩ trở lên đạt 40%, trình độ chính trị cao cấp trở lên đạt 80%.

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm và đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ quản lý đương chức; đảm bảo đến năm 2010, 100% công chức lãnh đạo cấp quận, huyện, sở ngành được trang bị kỹ năng lãnh đạo, quản lý và kỹ năng điều hành, phối hợp.

Đối với cán bộ, công chức cấp xã: Phấn đấu đến năm 2010, 100% cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng, có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cho các đối tượng: Chủ tịch HĐND và UBND, công chức chuyên môn và trang bị kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ không chuyên trách, tuyển dụng bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức đủ về lượng, mạnh về chất đáp ứng được nhu cầu chia tách và nâng cấp quận, huyện xã, phường thị trấn.

 * Đối với cán bộ khoa học kỹ thuật:

Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi về chuyên môn, có năng lực và đạo đức cách mạng nhằm tạo nguồn đội ngũ chuyên gia đầu ngành mà thành phố cần trong quá trình phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế và làm tiền đề cho việc quy hoạch các chức danh quản lý nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả trong quản lý nhà nước.

5. Các chương trình thành phần, đề án triển khai thực hiện:  

a) Chương trình 1: Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ thành trung tâm giáo dục - đào tạo  của vùng, gồm 8 đề án

b) Chương trình 2: Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức  trong hệ thống chính trị, gồm 6 đề án.   

 c) Chương trình 3: Xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành, cán bộ chuyên môn giỏi thông qua chính sách đào tạo, bố trí sử dụng và thu hút nhân tài, gồm 3 đề án.

6. Tổng vốn và nguồn vốn đầu tư:

a) Trường hợp cân đối ngân sách và huy động vốn đầu tư thuận lợi:

Nhu cầu vốn đầu tư cho Chương trình (đến năm 2020): 7.631,089 tỷ đồng.

- Nguồn vốn đầu tư:

. Vốn ngân sách đầu tư: 5.094,723 tỷ đồng (67%); 

.  Vốn huy động:  2.536,366 tỷ đồng (33%)

- Các hợp phần đầu tư:

. Chương trình 1: 6.780,953 tỷ đồng  (88,86%).

. Chương trình 2: 356,696 tỷ đồng    (4,67%).

. Chương trình 3: 493,440  tỷ đồng   (6,47%)

 - Phân kỳ đầu tư:

. Giai đoạn 2007-2010: 1.434,430 tỷ đồng, chiếm 18,80%;

. Giai đoạn 2011-2015: 2.775.476 tỷ đồng, chiếm 36,67%;

. Giai đoạn 2016-2020: 3.421,181 tỷ đồng, chiếm 44,83% .  

b) Trường hợp cân đối vốn ngân sách, huy động vốn đầu tư khó khăn trong giai đoạn 2007-2010:

Sẽ tập trung đầu tư vào các nội dung trọng điểm, mang tính chất động lực, giãn nguồn vốn đầu tư ở 2 giai đoạn đầu và tập trung cho giai đoạn 2016-2020. Cụ thể như sau:

 Nhu cầu vốn đầu tư cho Chương trình (đến năm 2020): 6.918,226 tỷ đồng.

 

- Nguồn vốn đầu tư:

. Vốn ngân sách đầu tư: 4.635,211 tỷ đồng (67%); 

.  Vốn huy động: 2.283,015 tỷ đồng (33%)

- Các hợp phần đầu tư:

. Chương trình 1: 5.458,322 tỷ đồng  (78,90%).

. Chương trình 2: 326,204 tỷ đồng    (4,70%).

. Chương trình 3: 1.133,700  tỷ đồng  (16,40%)

- Phân kỳ đầu tư:

. Giai đoạn 2007-2010: 762,010 tỷ đồng, chiếm 11%.

. Giai đoạn 2011-2015: 1.774,850 tỷ đồng, chiếm 25,65%.

. Giai đoạn 2016-2020: 4.382,257 tỷ đồng, chiếm 63,35%.


Nguồn: Quyết định số 2012/QĐ-UBND


Các tin khác:
Chương trình hành động giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân thành phố Cần Thơ  (23/01/2013)
Dự án Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020  (09/11/2012)
Cần Thơ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020  (11/10/2012)
Chương trình Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012-2015  (07/08/2012)
Chương trình xây dựng và phát triển Thể dục-Thể thao  (21/03/2012)

1be0be28-3574-4d02-b383-29d43c956ab4

Tiêu đề bài viết: Chương trình đào tạo nguồn nhân lực . Nội dung như sau: . Theo tác giả:

Nguồn: Quyết định số 2012/QĐ-UBND

.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang