Phát triển, đa dạng hóa sản phẩm quà tặng du lịch đặc trưng là một trong những chiến lược phát triển du lịch của TP Cần Thơ. Sản phẩm du lịch đa dạng sẽ nâng cao sức hấp dẫn của ngành du lịch Cần Thơ, góp phần thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến với vùng đất Tây Đô.
Chiếc nón lá từ bao đời nay đã trở nên gần gũi, thân thuộc đối với người dân Nam Bộ. Qua bao thăng trầm của cuộc sống, chiếc nón lá không chỉ đơn thuần dùng để che nắng, che mưa mà hơn thế nữa, đó là nét riêng, cái “duyên” của dân tộc. Và đâu đó vẫn còn những xóm nghề, những con người vẫn đang âm thầm giữ hồn nón Việt.
Lâu nay ở Cần Thơ, nhắc đến làng nghề dệt chiếu thủ công, ai cũng nghĩ đến xóm chiếu Cái Chanh ở phường Thường Thạnh, quận Cái Răng; ít người biết đến làng nghề này ở Kinh E, huyện Vĩnh Thạnh. Nhiều người ở Kinh E cho biết: chiếu Cái Chanh là chiếu “Nam” còn chiếu Kinh E là chiếu “Bắc”. Chiếu “Nam” cũng có nguồn gốc miền Bắc nhưng vào Nam từ những đợt di dân hồi thế kỷ XVII, XVIII theo chính sách “Khẩn hoang lập ấp” của triều đình nhà Nguyễn. Còn chiếu “Bắc” mới du nhập vào vùng Kinh B sau năm 1954.
Khu di tích Giàn Gừa ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TPCT xưa là một khu giàn gừa khổng lồ và là căn cứ cách mạng của quân và dân ta trước năm 1975.
Hàng năm vào ngày 13,14,15 tháng 3 âm lịch đông đảo đồng bào người Khmer Nam Bộ nhất là các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Cần Thơ lại nô nức đón mừng lễ Cholchonam Thomay. Ngày lễ này được xem như ngày tết cổ truyền của dân tộc Khmer, mang nhiều tên gọi khác nhau như lễ vào năm mới hay lễ chịu tuổi. Nếu năm nào rơi đúng vào năm nhuận thì ngày bắt đầu của lễ hội lùi lại một ngày.
Lễ hội Vu Lan năm nay được Quảng Triệu hội quán tổ chức rất long trọng tại nghĩa trang người Hoa ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Đây là một trong những lễ hội nhiều năm qua được tổ chức quy mô, thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân.
Qua khỏi cầu Thốt Nốt độ một cây số là đến cầu Trà Uối. Bước xuống con đường rẽ phía bên trái sẽ gặp một xóm đan lát thủ công trải rộng hàng cây số với hàng trăm nhà cùng làm một nghề: đan thúng, rổ, xề, xịa… Tất cả đều từ tre trúc.
Hằng năm, từ tháng 7 (Âm lịch) trở đi, làng lưới Thơm Rơm (phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) lại rộn rịp sản xuất các loại lưới đánh bắt cá, tôm… cung cấp cho người dân vùng lũ. Làng lưới Thơm Rơm đã có “thương hiệu” gần 30 năm phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vào mùa lũ (mùa nước nổi), một lượng lớn lưới ở đây được bỏ mối, phân bổ đi các tỉnh ĐBSCL và xuất sang Campuchia…