Đường bộ
Có 06 quốc lộ đi qua Cần Thơ bao gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 91, Quốc lộ 80, Quốc lộ 91B, tuyến Nam Sông Hậu và tuyến Cần Thơ – Vị Thanh, kết nối thuận tiện Cần Thơ với TP. HCM và các tỉnh trong vùng.
Đường cao tốc
Dự án đường cao tốc từ TP. HCM đi Cần Thơ đã hoàn thành đoạn TP. HCM – Trung Lương; đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ đang triển khai đầu tư (kế hoạch hoàn thành trước năm 2020).
Đường sông
Đường sông TP Cần Thơ hiện có 02 tuyến vận tải thủy quốc gia đi qua là tuyến TP. HCM – Cà Mau và TP. HCM – Kiên Lương. Đây là 2 tuyến giao thông thủy chính của cả vùng ĐBSCL.
Cảng biển
Cảng Trà Nóc: Tiếp nhận tàu 5.000 – 10.000 DWT; Năng lực thông qua đạt 1,0 – 1,5 triệu tấn/năm; dự kiến năm 2020 đạt 2,5 -3,0 triệu tấn/năm.
Cảng Hoàng Diệu: Tiếp nhận tàu đến 10.000 DWT; Năng lực thông qua đạt 2,0 – 2,5 triệu tấn/năm; dự kiến năm 2020 đạt 3,0 triệu tấn/năm.
Cảng Cái Cui: Tiếp nhận tàu đến 20.000 DWT; năng lực thông qua vào 3,5 – 4,0 triệu tấn/năm; dự kiến năm 2020 đạt 6 -7 triệu tấn/năm.
Đường hàng không
Sắp tới sẽ mở các tuyến bay quốc tế từ Cần Thơ đi các nước trong khu vực ASEAN và Đông Bắc Á.
Đường hàng không: Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ là sân bay cấp 4E theo tiêu chuẩn của ICAO: Đường cất hạ cánh 3000m x 45m. Nhà ga hành khách 20.750m2 công suất thiết kế đạt 3 triệu lượt khách/năm.
Các chuyến bay:
Cần Thơ – Hà Nội (khứ hồi): 39 chuyến/tuần;
Cần Thơ – Đà Nẵng (khứ hồi): 07 chuyến/tuần;
Cần Thơ – Phú Quốc (khứ hồi): 08 chuyến/tuần;
Cần Thơ – Cơ Đảo (khứ hồi): 08 chuyến/tuần.
Hệ thống cung cấp điện
TP Cần Thơ được cấp điện chủ yếu từ điện lưới quốc gia qua đường dây 220KV Cai Lậy – Trà Nóc và Cai Lậy – Rạch Giá.
Trên địa bàn Cần Thơ có Nhà máy nhiệt điện Trà Nóc với tổng công suất 188 MW và Trung tâm Điện lực Ô Môn bao gồm 4 nhà máy nhiệt điện Ô Môn 1,2,3,4 với tổng công suất 3.660 MW. Đây là nguồn cung cấp điện đồi dào cho TP Cần Thơ và vùng ĐBSCL.
Hệ thống cung cấp nước
Hiện thành phố có 12 nhà máy, trạm cấp nước đang hoạt động với tổng công suất theo thiết kế là 166.320 m3 /ngày đêm, hiện đang khai thác khoảng 85 – 90% công suất. Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch là 82%.
Hạ tầng viễn thông
Hạ tầng viễn thông hiện nay của TP Cần Thơ có chất lượng cao (cáp quang) phủ 100% địa bàn dân cư, dịch vụ 4G đã được cung cấp. Mật độ điện thoại đạt 112,5 thuê bao/100 dân; mật độ internet đạt 36,55 thuê bao/100 dân, trong đó thuê bao internet băng rộng là 12,86 thuê bao/dân; nhiều loại hình dịch vụ hiện đại được triển khai, nối mạng hoàn chỉnh đến tất cả các địa phương trong cả nước và quốc tế.
Chính quyền thành phố và quận, huyện được kết nối internet băng rộng và kết nối nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng của Chính phủ. Hầu hết các viện nghiên cứu, trường học, bệnh viện… đều có kết nối để truy nhập internet băng rộng.
Trung tâm tài chính ngân hàng của vùng ĐBSCL
Trên địa bàn có 48 tổ chức tín dụng với 241 địa điểm có giao dịch ngân hàng, đáp ứng nhu cầu về vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hầu hết các ngân hàng lớn đều có trụ sở, chi nhánh tại Cần Thơ.
Các Khu công nghiệp Cần Thơ
Cần Thơ có 08 khu công nghiệp (KCN) tập trung, với 06 KCN đang hoạt động gồm: KCN Trà Nóc 1; KCN Trà Nóc 2; KCN Hưng Phú 2A; KCN Hưng Phú 2B; KCN Thốt Nốt và 02 khu công nghiệp đang lập quy hoạch chi tiết gồm: KCN Ô Môn và KCN Bắc Ô Môn.
Y tế
Cần Thơ là trung tâm y tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống cơ sở chăm sóc sức khỏe tiên tiến. Trên địa bàn Cần Thơ hiện có 12 bệnh viện đa khoa, 12 bệnh viện chuyên khoa và trên 90 cơ sở y tế.
Giáo dục – đào tạo; khoa học – công nghệ
Cần Thơ là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo, đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý có trình độ cao, tiềm lực khoa học kỹ thuật khá lớn so với các địa phương khác, các cơ sở nghiên cứu khoa học cấp vùng, quốc gia về lúa, cây ăn quả, công nghệ sinh học…
Trên địa bàn Cần Thơ có:
- 5 trường đại học
- 10 trường cao đẳng
- 14 trường trung cấp chuyên nghiệp
- 1 viện nghiên cứu quốc gia
- 73 cơ sở dạy nghề, chiếm 41% cơ sở dạy nghề toàn vùng.
Cần Thơ cơ hội đầu tư