Nông thôn mới


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025
Ngày đăng: 05/12/2024

Lượt xem:


Ngày 02-12, UBND TP Cần Thơ ban hành Quyết định số 2731/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025 (Đề án).
Nguồn Internet

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ giao Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc sở, ban ngành thành phố; Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia thành phố giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành (02/12/2024).

Đề án được phê duyệt bao gồm 05 phần chính và 09 phụ lục:

- Phần mở đầu: Sự cần thiết, căn cứ và mục tiêu xây dựng Đề án.

- Phần I: Đánh giá thực trạng, kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Phần II: Quan điểm, mục tiêu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025.

- Phần III: Nội dung và giải pháp trọng tâm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025.

- Phần IV: Tổ chức thực hiện.

+ Phụ lục I: Tiêu chí nông thôn mới

+ Phụ lục II: Xã đạt chuẩn nông thôn mới

+ Phụ lục III: Tiêu chí nông thôn mới nâng cao

+ Phụ lục IV: Tổng số xã đạt tiêu chí NTM nâng cao theo từng tiêu chí đến 10/2024

+ Phụ lục V: Xã nông thôn mới nâng cao

+ Phụ lục VI: Xã nông thôn mới kiểu mẫu

+ Phụ lục VII: Huyện nông thôn mới

+ Phụ lục VIII: Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

+ Phụ lục IX: Văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình

Theo Đề án, mục tiêu xây dựng để đánh giá đúng hiện trạng xây dựng nông thôn mới thời gian qua (giai đoạn 2011-2020) trên địa bàn thành phố, nhất là kết quả đạt được so với Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Bám sát vào những quan điểm, chủ trương, định hướng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của Trung ương và của thành phố để làm cơ sở xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp triển khai đến năm 2025. Thiết lập cơ sở để xác định phương án, kế hoạch, giải pháp chung toàn thành phố để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2025.

Dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố, Đề án đã đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ và kết quả rà soát, đánh giá thực trạng theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025, đồng thời nêu bật một số thành tựu, cũng như hạn chế, xác định được nguyên nhân và rút ra các bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới.

Đề án xác định quan điểm và mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 rõ ràng, cụ thể với đầy đủ số liệu chỉ tiêu đề ra và bám sát mục tiêu chung là tiếp tục triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biển đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Đề án đặt ra các nội dung trọng tâm để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố cần thơ giai đoạn 2021-2025 bao gồm:

- Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế, xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá;

- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị;

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn,... góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững;

- Giảm nghèo bền vững;

- Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn;

- Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn;

- Nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn;

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng nông thôn mới thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới;

- Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới;

- Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn;

- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới; truyền thông về xây dựng nông thôn mới; thực hiện Phong trào thi đua “Thành phố Cần Thơ chung sức xây dựng nông thôn mới”;

- Thực hiện hoàn thành các quy định đối với thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, xây dựng các giải pháp trọng tâm về phát triển kinh tế; về phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, kết nối giữa các trung tâm, các khu vực; về phát triển văn hóa - xã hội; về bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp và an toàn; về đẩy mạnh công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới và về huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực.

Để thực hiện được Chương trình cần phải huy động nguồn vốn giai đoạn 2021-2025  khoảng hơn 5.802,588 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách nhà nước là 2.558,960 tỷ đồng.

- Nguồn vốn huy động hợp pháp khác là 3.243,628 tỷ đồng (vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp, cộng đồng dân cư,...)

Theo Đề án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan Thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố) được giao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể thành phố có liên quan và các địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện hiệu quả Đề án xây dựng nông thôn mới toàn thành phố giai đoạn 2021-2025. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các Sở, ngành có liên quan chủ trì, phối hợp và tham mưu theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung của Đề án này.

Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Cần Thơ: Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc triển khai, thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Đối với Ủy ban nhân dân các huyện: Xây dựng Kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện toàn diện các nội dung Đề án tại địa phương cho giai đoạn và 2021-2025 và theo từng năm.

Đối với Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới trên các chuyên trang, chuyên mục, kịp thời thông tin những cách làm hay, những mô hình kinh tế hiệu quả; biểu dương đối với các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện Chương trình; Phản ánh những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề thời sự liên quan đến việc thực hiện Chương trình.

Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố: Tiếp tục phát động Phong trào thi đua “Cần Thơ chung sức xây dựng nông thôn mới" đến với đoàn viên, hội viên trong toàn thành phố. Tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, vận động khơi dậy và phát huy sự đóng góp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, giám sát thực hiện Chương trình theo hướng lựa chọn phụ trách nội dung, lĩnh vực, mô hình cụ thể, thiết thực, trên cơ sở đó tập trung chỉ đạo theo chiều sâu.


Tấn Thuận


ed3c5f4f-9466-4b6b-92b0-a5bca1f8047e

Tiêu đề bài viết: Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Tấn Thuận.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng: