Thông tin chỉ đạo điều hành trung ương


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Quy hoạch lưu vực sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày đăng: 09/04/2025

Lượt xem:


Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình và Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long. Sau khi nghe báo cáo của đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ý kiến phát biểu của các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà kết luận, chỉ đạo như sau:

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng - Thái Bình và Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long là các quy hoạch kết cấu hạ tầng quan trọng, có ý nghĩa thiết thực, được thực hiện tại 02 lưu vực sông xuyên biên giới lớn nhất cả nước, đang có những vấn đề đặt ra đối với an ninh nguồn nước, quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đặc biệt tại Đồng bằng sông Cửu Long, nước là vấn đề cốt lõi, mang tính quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng.

Các quy hoạch thủy lợi lưu vực sông cần được nghiên cứu một cách bài bản, có cách tiếp cận trong bối cảnh mới, có tầm nhìn dài hạn, tư duy mang tính tổng thể, hệ thống, khoa học. Quy hoạch cần đánh giá đầy đủ, toàn diện về các hệ thống thủy lợi, công trình thủy lợi hiện có, chỉ ra những vấn đề bất cập, không còn phù hợp và giải pháp khắc phục; đưa ra các giải pháp đồng bộ, tổng thể liên quan đến đầu tư, công nghệ, các công trình, dự án (được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên), các cơ chế, chính sách để thực hiện, giải quyết được yêu cầu cấp bách trước mắt, đồng thời đảm bảo tính lâu dài phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu (trong đó ngành nông nghiệp chuyển đổi sản xuất theo hướng hàng hóa quy mô lớn, chuyên canh, hữu cơ, phát thải thấp,…); có tiêu chí rõ ràng, khoa học để xác định rõ các hệ thống thủy lợi, công trình thủy lợi cần được triển khai trong giai đoạn từ nay đến 2030, bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối và huy động nguồn lực; đầu tư đồng bộ, căn cơ, khép kín, có hiệu quả, ưu tiên các công trình thủy lợi liên kết vùng, có tính lan tỏa, đa mục tiêu, giải quyết vấn đề cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt, nước cho công nghiệp và các ngành kinh tế khác, bảo đảm tiêu thoát lũ, chống ngập úng (nhất là tại các đô thị), sạt lở, sụt lún đất, hạn hán, xâm nhập mặn,…; kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa công trình thủy lợi với thủy điện, giao thông, bảo vệ và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

Đối với Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long: Mục tiêu của quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long phải chủ động thích ứng, chủ động nguồn nước với kịch bản xấu nhất của biến đổi khí hậu và thách thức khai thác sử dụng nước từ thượng nguồn. Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần bám sát Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long, các quan điểm, chủ trương, giải pháp được Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quán triệt, chỉ đạo tại các nghị quyết, kết luận, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó đồng bằng sông Cửu Long phải phát triển hài hòa, dựa trên 3 vùng sinh thái; xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí, rà soát kỹ, lựa chọn danh mục các dự án cấp bách, dự án ưu tiên đầu tư để đưa vào quy hoạch, đảm bảo thống nhất với danh mục dự án trong dự thảo “Chương trình đầu tư công về phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2026 - 2030” kèm theo “Đề án phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”; nghiên cứu lồng ghép một số dự án thủy lợi lớn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long để đưa sang dự án Mekong DPO.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu kỹ lưỡng, bài bản, tham vấn và tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học; khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình và Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo đúng quy định, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, tránh mâu thuẫn, xung đột với các quy hoạch khác, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2025.

Về phía thành phố Cần Thơ, thực hiện ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch UBND thành phố giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo số 146/TB-VPCP ngày 02/4/2025 của Văn phòng Chính phủ; đồng thời, tham mưu trình UBND thành phố chỉ đạo thực hiện đối với những nội dung thuộc thẩm quyền.


Tấn Thuận


cce3be5d-3e11-4a6e-a35b-c0586d1e0c2e

Tiêu đề bài viết: Quy hoạch lưu vực sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Tấn Thuận.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang