Điển hình tiên tiến


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Xe hủ tiếu gõ nghĩa tình của chàng trai tuổi 30
Ngày đăng: 15/06/2023

Lượt xem:


Hơn 1 tháng qua, cứ chiều chiều cho tới khuya, xe hủ tiếu gõ của anh Lê Thành Duy lại đỏ lửa phục vụ thực khách. Ðằng sau những tô hủ tiếu nóng hổi, thơm nức còn là một câu chuyện nghĩa tình, lay động lòng người. Khi viết bài này, tôi lại nhớ câu nói của một cụ già lượm ve chai khi được ăn hủ tiếu “0 đồng”: “Cho ăn không, rồi con có lỗ không?”.

Xe hủ tiếu gõ của anh Duy ở đường Nguyễn Văn Linh, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều. Xuất phát từ đường 3 Tháng 2, khách đi thẳng, vừa qua cầu số 2 khoảng 100m là tới chỗ bán hủ tiếu của anh Duy, với vài ba chiếc bàn ghế cóc.

Anh Lê Thành Duy quê ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, đã tốt nghiệp đại học ngành Luật. Sau nhiều lần khởi nghiệp với nghề buôn bán tự do, anh Duy quyết định mở xe hủ tiếu gõ này. Kể về cơ duyên với nghề mới, anh Duy nói rằng, chuyện kinh doanh trước đây đã giúp anh tích lũy một số vốn. Tối, anh hay ra đường nên vô tình bắt gặp hình ảnh những người lang thang, cơ nhỡ, những cụ già phải bới móc rác để mưu sinh. Xót xa, mà theo lời anh là “nhìn chịu không nổi”, anh Duy quyết tâm mở xe hủ tiếu gõ, vừa kinh doanh, vừa giúp đỡ người nghèo.

Mỗi ngày, anh sẽ chuẩn bị từ 20-30 suất hủ tiếu, đựng trong hộp nhựa cẩn thận để các nhóm thiện nguyện đến nhận phát cho người nghèo, lang thang đường phố. Riêng ngày chủ nhật, do anh có nhiều thời gian nên số hủ tiếu “0 đồng” lên đến 50 phần. Vừa chuẩn bị hủ tiếu “0 đồng”, anh Duy vừa nói: “Phải làm nhiều hủ tiếu hơn một chút, nhiều thịt hơn một chút... để bà con đủ no. Không phải mình làm cho mà qua loa được, bán sao thì tôi cho vậy”.

Ðó là phần mang đem cho, còn tại chỗ, bất kỳ người nghèo, người lang thang, hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đến ngồi ăn, anh Duy cũng không lấy tiền. Có nhiều câu chuyện cảm động được anh Duy kể lại với chúng tôi. Một người đàn ông có dáng vẻ cơ cực đến ăn hủ tiếu, mượn thêm tô để gắp chừa. Thấy lạ anh Duy hỏi thì được biết, ông chừa để đem về cho vợ và con ở nhà. Anh sững người vì xúc động và “giải quyết” liền: “Chú cứ ăn hết đi, ăn cho no. Con làm thêm hai phần nữa cho chú mang về!”. Bữa ăn rưng rưng giữa chủ và khách, nhưng ngọt ngào tình người biết bao. Hay có sinh viên đến ăn, mỗi tô hủ tiếu 15.000 đồng, nhưng trong túi chỉ còn 8.000 đồng, hay 10.000 đồng, nói chủ quán bán vừa số tiền hiện có. Anh Duy gật đầu, nhưng thật ra, anh bán chẳng khác những tô đã bán. “Có bao nhiêu đâu!”, anh Duy nói.

Qua mạng xã hội, nhiều người biết đến việc làm của anh Duy nên góp chút công sức để lan tỏa. Cứ chạng vạng, nhiều bạn trẻ lại đến nhận hủ tiếu của anh Duy chuẩn bị sẵn để đi phát cho bà con. Anh Lê Trường An, 22 tuổi, làm công cho một tiệm chụp ảnh trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều, là một trong số đó. Anh Trường An nhận 10 phần hủ tiếu, đi rảo các tuyến đường Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Văn Cừ, Mậu Thân... để trao lại cho người cần. Anh An nói không ngờ anh Duy với một xe hủ tiếu nhỏ vậy mà làm từ thiện hết tình và hết mình. Những bạn trẻ khác như Võ Ý Tiên, Dương Nhật Quang... khi đồng hành nhận hủ tiếu của anh Duy trao lại cho người nghèo, đều bày tỏ sự cảm phục trước tấm lòng của anh.

Anh Duy cho biết, do mới mở bán nên lượng khách chưa ổn định, có ngày chỉ cầm huề, thậm chí nếu số lượng hủ tiếu “0 đồng” nhiều, có khi còn lỗ. Nhưng điều đó chẳng sao, vì khi quyết định làm mô hình này, anh Duy đã có những liệu định cho đường dài phía trước. Cái lời lớn nhất của anh là những ánh mắt thay lời cám ơn, những cho đi yêu thương và nhận về cảm mến. Bỗng thấy cuộc đời này thật đẹp, với những con người tử tế, khi đứng cạnh xe hủ tiếu gõ của chàng trai tuổi 30 Lê Thành Duy.


Theo Duy Khôi (Báo Cần Thơ)


b51fb00e-c387-488f-bdd2-08f9f3385452

Tiêu đề bài viết: Xe hủ tiếu gõ nghĩa tình của chàng trai tuổi 30. Nội dung như sau: Xe hủ tiếu gõ của anh Duy ở đường Nguyễn Văn Linh, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều. Xuất phát từ đường 3 Tháng 2, khách đi thẳng, vừa qua cầu số 2 khoảng 100m là tới chỗ bán hủ tiếu của anh Duy, với vài ba chiếc bàn ghế cóc. Anh Lê Thành Duy quê ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, đã tốt nghiệp đại học ngành Luật. Sau nhiều lần khởi nghiệp với nghề buôn bán tự do, anh Duy quyết định mở xe hủ tiếu gõ này. Kể về cơ duyên với nghề mới, anh Duy nói rằng, chuyện kinh doanh trước đây đã giúp anh tích lũy một số vốn. Tối, anh hay ra đường nên vô tình bắt gặp hình ảnh những người lang thang, cơ nhỡ, những cụ già phải bới móc rác để mưu sinh. Xót xa, mà theo lời anh là “nhìn chịu không nổi”, anh Duy quyết tâm mở xe hủ tiếu gõ, vừa kinh doanh, vừa giúp đỡ người nghèo. Mỗi ngày, anh sẽ chuẩn bị từ 20-30 suất hủ tiếu, đựng trong hộp nhựa cẩn thận để các nhóm thiện nguyện đến nhận phát cho người nghèo, lang thang đường phố. Riêng ngày chủ nhật, do anh có nhiều thời gian nên số hủ tiếu “0 đồng” lên đến 50 phần. Vừa chuẩn bị hủ tiếu “0 đồng”, anh Duy vừa nói: “Phải làm nhiều hủ tiếu hơn một chút, nhiều thịt hơn một chút... để bà con đủ no. Không phải mình làm cho mà qua loa được, bán sao thì tôi cho vậy”. Ðó là phần mang đem cho, còn tại chỗ, bất kỳ người nghèo, người lang thang, hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đến ngồi ăn, anh Duy cũng không lấy tiền. Có nhiều câu chuyện cảm động được anh Duy kể lại với chúng tôi. Một người đàn ông có dáng vẻ cơ cực đến ăn hủ tiếu, mượn thêm tô để gắp chừa. Thấy lạ anh Duy hỏi thì được biết, ông chừa để đem về cho vợ và con ở nhà. Anh sững người vì xúc động và “giải quyết” liền: “Chú cứ ăn hết đi, ăn cho no. Con làm thêm hai phần nữa cho chú mang về!”. Bữa ăn rưng rưng giữa chủ và khách, nhưng ngọt ngào tình người biết bao. Hay có sinh viên đến ăn, mỗi tô hủ tiếu 15.000 đồng, nhưng trong túi chỉ còn 8.000 đồng, hay 10.000 đồng, nói chủ quán bán vừa số tiền hiện có. Anh Duy gật đầu, nhưng thật ra, anh bán chẳng khác những tô đã bán. “Có bao nhiêu đâu!”, anh Duy nói. Qua mạng xã hội, nhiều người biết đến việc làm của anh Duy nên góp chút công sức để lan tỏa. Cứ chạng vạng, nhiều bạn trẻ lại đến nhận hủ tiếu của anh Duy chuẩn bị sẵn để đi phát cho bà con. Anh Lê Trường An, 22 tuổi, làm công cho một tiệm chụp ảnh trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều, là một trong số đó. Anh Trường An nhận 10 phần hủ tiếu, đi rảo các tuyến đường Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Văn Cừ, Mậu Thân... để trao lại cho người cần. Anh An nói không ngờ anh Duy với một xe hủ tiếu nhỏ vậy mà làm từ thiện hết tình và hết mình. Những bạn trẻ khác như Võ Ý Tiên, Dương Nhật Quang... khi đồng hành nhận hủ tiếu của anh Duy trao lại cho người nghèo, đều bày tỏ sự cảm phục trước tấm lòng của anh. Anh Duy cho biết, do mới mở bán nên lượng khách chưa ổn định, có ngày chỉ cầm huề, thậm chí nếu số lượng hủ tiếu “0 đồng” nhiều, có khi còn lỗ. Nhưng điều đó chẳng sao, vì khi quyết định làm mô hình này, anh Duy đã có những liệu định cho đường dài phía trước. Cái lời lớn nhất của anh là những ánh mắt thay lời cám ơn, những cho đi yêu thương và nhận về cảm mến. Bỗng thấy cuộc đời này thật đẹp, với những con người tử tế, khi đứng cạnh xe hủ tiếu gõ của chàng trai tuổi 30 Lê Thành Duy.. Theo tác giả: Theo Duy Khôi (Báo Cần Thơ).

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang