Định hướng


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Định hướng phát triển dịch vụ Giao thông - Vận tải
Ngày đăng: 16/05/2012

Lượt xem:


Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đến năm 2020 của Cần Thơ là :

Tập trung đầu tư nhằm phát triển hệ thống đường có liên quan tới việc phục vụ phát triển 2 khu công nghiệp Trà Nóc và Hưng Phú.

Các tuyến đường thuộc nội ô TP. Cần Thơ phấn đấu thảm toàn bộ bê tông nhựa các tuyến đường và nâng cấp các hẽm thuộc nội ô thành phố Cần Thơ đã có dự án nâng cấp đô thị Cần Thơ bằng nguồn vốn từ cơ cấu vốn cấp phát và cơ cấu vốn vay trả từ chương trình dự án ODA. 

Đầu tư dự án thoát nước và xử lý nước thải TP. Cần Thơ với tổng vốn đầu 182 tỷ đồng. Trong đó: 

  • Vốn ODA của CHLB Đức 127,4 tỷ đồng tương đương 18.500.000 DM. 
  • Vốn đối ứng của Việt Nam 54,6 tỷ đồng tương đương 7.900.000 DM.

Lường trước việc quá tải các phương tiện cơ giới đường bộ từ các tỉnh đi qua nội ô TP. Cần Thơ bằng cách mở một số đường vành đai: QL91B, đường Mậu Thân nối dài sân bay Trà Nóc, nâng cấp đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, Quốc lộ Nam sông Hậu. 

Sân bay Trà Nóc đang được nâng cấp, mở rộng để nối các đường bay trong nước và từng bước mở thêm đường bay đến các nước Đông Nam á và Quốc tế.

Cầu Cần Thơ đã khởi công xây dựng và đến khi hoàn thành sẽ nối liền trục giao thông bộ quan trọng giữa TP. Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với TP. Hồ Chí Minh.

Hệ thống đường Quốc lộ:

Bộ GTVT đã có chủ trương nâng cấp quốc lộ 91 đoạn từ TP. Cần Thơ đi An Giang đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng đây là thuận lợi cho phát triển khu công nghiệp Trà Nóc vì các cầu trên tuyến được nâng cấp đạt tải trọng thiết kế H30-XB80. Việc vận chuyển hàng hóa vào khu công nghiệp Trà Nóc thuận lợi rất nhiều. 

Hoàn thành Quốc lộ 91B sẽ giảm bớt lượng xe vào nội ô thành phố. 

Thực hiện dự án đường Nam sông Hậu nối từ điểm giao đường 3/2 với QL91B kéo dài qua khu công nghiệp Hưng Phú nối với đường Quang Trung - Cái Cui đi các tỉnh lân cận như Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Hệ thống đường tỉnh:

Xây dựng đường tỉnh 934 từ khu công nghiệp Trà Nóc chạy cặp sông Hậu lên Thới An Ô Môn và kéo dài đến Thốt Nốt; ĐT.934A (nối từ Thới An ra Quốc lộ 91).

Xây dựng đường Mậu Thân nối dài sân bay Trà Nóc.

Nâng cấp đường Nguyễn Văn Cừ và làm cầu qua Cồn Khương.

Xây dựng tuyến đường Bốn Tổng - Một Ngàn - Quốc lộ 61.

Xây dựng đường tỉnh 932 (từ Vàm Xáng ( kênh Xáng Mới) đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.

Đang nâng cấp đường tỉnh 923 đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.

Nâng cấp hoàn chỉnh các tuyến đường tỉnh do thành phố quản lý đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.

Đầu tư nâng cấp xây dựng tuyến Trà Nóc - Thới An Đông - Lộ Bức và Hương Lộ 28 đạt cấp III đồng bằng.

Các tuyến đường nội ô sẽ được mở rộng, nâng cấp đầu tư xây dựng mới hệ thống đường theo quy hoạch trong nội ô thành phố để đảm bảo yêu cầu giao thông nội thị.

Về các cơ sở hạ tầng phục vụ như sân bay Trà Nóc, cảng Cái Cui, bến xe khách tại khu Hưng Phú, quận Cái Răng sẽ được triển khai và đưa vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.

Ngành GTCC cũng kết hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng, Sở Tài Nguyên - Môi trường trong việc quy hoạch các khu trung tâm nhằm đảm bảo tiêu chuẩn đất giao thông theo quy chuẩn xây dựng.

Hệ thống đường Huyện:

Đầu tư nâng cấp đường huyện (từ huyện đến trung tâm xã) đạt cấp V đồng bằng.

Hoàn chỉnh các tuyến đường liên xã, phường đảm bảo 100% số xã, phường có xe 4 bánh đến trung tâm.

Các đường ấp, khu vực đảm bảo 100% xoá hết cầu khỉ và có đường xe 2 bánh đi được 2 mùa mưa và nắng.

Thành phố Cần Thơ hiện còn 15 xã, phường chưa có đường cho xe 4 bánh lưu thông. Hiện nay UBND thành phố Cần Thơ đã có chủ trương đầu tư xây dựng và phấn đấu đến hết năm 2005 tất cả các xã, phường đều có đường cho 4 bánh đến được trung tâm xã, phường.

Hệ thống bến xe và bãi đậu xe:

Đã xây dựng và đưa vào hoạt động Bến xe 91B.

Xây dựng bến xe khách tại khu Hưng Phú và quận Cái Răng, xây dựng hệ thống cảng thủy nội địa nhằm phát huy hiệu quả của vận tải đường sông.

Đối với các Quận, Huyện sẽ bố trí các Bến xe từ 1 đến 2 bến xe khách, diện tích từ 1 đến 2 ha, công suất 3.000 đến 5.000 hành khách/ngày.

Quy hoạch các bãi đậu xe, dừng xe trong thành phố Cần Thơ.

Hệ thống cảng biển (theo báo cáo quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày 01/2/2005 của Bộ Giao thông Vận tải):

Khu cảng Hoàng Diệu (cảng Cần Thơ hiện nay): đến năm 2010 dự kiến nối liền 2 bến hiện có đưa chiều dài tuyến bến từ 304m hiện nay lên 410m tiếp nhận đồng thời được 2 tàu 1 vạn DWT và 1 tàu 5.000 DWT. Năng lực thông qua cảng từ 1,5 ( 1,55 triệu T/năm hiện nay lên 2,3 ( 2,4 triệu T/năm (kể cả chuyển tải tại phao).

Khu cảng Cái Cui: đến năm 2010 quy mô cảng bao gồm 4 bến cho tàu 1 ( 2 vạn DWT. Tổng chiều dài bến 665m và 2 bến phao chuyển tải cho tàu 2 vạn DWT. Năng lực thông qua 2,3 ( 2,5 triệu T/năm, trong đó có 800 ngàn T chở bằng container. Ngoài cảng tổng hợp, tại khu vực còn có các cảng chuyên dùng tiếp nhận, cung ứng xăng dầu, nguyên vật liệu và sản phẩm đặc thù cho các cơ sở sản xuất, chế biến thuộc khu công nghiệp Hưng Phú, Nam Cần Thơ (hiện đã có cảng của Petro MêCông) năng lực thông qua 400 ( 450 ngàn T/năm.

Khu cảng Trà Nóc: đến năm 2010 sẽ đầu tư chiều sâu tại cảng chuyên dùng hàng khô Trà Nóc I để tiếp nhận được tàu tải trọng 1 vạn DWT và có năng lực thông qua 400 ngàn T/năm; xây dựng xong cảng chuyên dùng xăng dầu và khí hoá lỏng của Petro Sài Gòn với 1 bến cho tàu trọng tải 1 vạn DWT năng lực thông qua 300 ngàn T/năm.

Ngoài ra cảng khu vực hạ lưu vàm Cái Sắn (đã được hình thành và hoạt động từ lâu nhằm phát triển kinh tế, xã hội của vùng) cũng được đị nghị bổ sung vào quy hoạch.

 



ff0d8d0c-9d8d-4761-9b01-f191582f20d3

Tiêu đề bài viết: Định hướng phát triển dịch vụ Giao thông - Vận tải . Nội dung như sau: . Theo tác giả: .

Chiến lược phát triển
Hình ảnh đẹp

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng: