Đối với Cơ sở khám, chữa bệnh công lập, ngoài công lập:
Thực hiện tốt việc phân luồng, khám sàng lọc, đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị người bệnh; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh, lưu ý các trường hợp nguy cơ cao; Bảo đảm hậu cần, thuốc, trang thiết bị, vật tư, hóa chất phục vụ công tác điều trị, lấy mẫu và phòng, chống lây nhiễm trong cơ sở khám, chữa bệnh.
Báo cáo số ca nghi cúm, số ca có chẩn đoán xác định, số ca có hội chứng suy hô hấp cấp nặng (ARDS) theo ngày và theo tuần; Thông báo ngay cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố về chùm ca bệnh viêm hô hấp nghi do vi rút để phối hợp điều tra, xử lý, vận chuyển mẫu bệnh phẩm.
Đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố:
Tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành Kế hoạch giám sát và phòng, chống dịch Cúm A trên người tại thành phố Cần Thơ năm 2025; Đảm bảo đầy đủ hóa chất, vật tư, trang thiết bị, vắc xin phục vụ cho công tác phòng, chống dịch cúm trên địa bàn; Tăng cường giám sát, đánh giá nguy cơ, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm mùa kịp thời, đặc biệt là tiêm chủng vắc xin phòng bệnh.
Phối hợp ngành Giáo dục, các cơ sở giáo dục và đào tạo trong việc truyền thông về phòng, chống dịch cúm mùa tại các trường học, phối hợp triển khai có hiệu quả các chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh với ngành Y tế; các đơn vị báo, đài tăng cường truyền thông báo chí về tăng cường về các biện pháp phòng, chống dịch cúm mùa như vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang, tiêm chủng vắc xin tại các cơ sở y tế và cộng đồng; Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh trong việc vận chuyển mẫu bệnh phẩm, nhận/phản hồi kết quả xét nghiệm, phân tích và đánh giá nguy cơ dịch bệnh.
Đối với Trung tâm Y tế quận, huyện:
Theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh trên địa bàn; thường xuyên đánh giá nguy cơ dịch bệnh; chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lây lan, bùng phát.
Tăng cường phối hợp các cơ sở giáo dục, kiểm tra, giám sát, xử lý ổ dịch tại các cơ sở giáo dục nhất là các điểm trường mẫu giáo, nhà trẻ để phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; giám sát phát hiện sớm các trường hợp bệnh, chùm ca bệnh/ổ dịch cúm và viêm đường hô hấp cấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng và các cơ sở y tế để phối hợp triển khai xử lý kịp thời hạn chế lây lan ra diện rộng.
Theo Bộ Y tế, Hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản. Dữ liệu công bố (ngày 31/01/2025) của Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản cho thấy, từ ngày 02/9/2024 đến ngày 26/01/2025 tại quốc gia này ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa; trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 (từ 23-29/12/2024) đã ghi nhận hơn 317.000 trường hợp. Tại Việt Nam, hiện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 08 bệnh nhân mắc cúm và 01 trong số 08 bệnh nhân đang phải đặt ECMO.
Tấn Thuận