Thông tin hoạt động của Sở ngành


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2025
Ngày đăng: 05/03/2025

Lượt xem:


Ngày 27-02, để đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn gia tăng, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) là cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố có văn bản đề nghị Thành viên Ban Chỉ huy PTDS PCTT&TKCN thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện khẩn trương tổ chức thực hiện các nội dung, cụ thể như sau:

Tổ chức triển khai thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 15/CĐ-TTg ngày 18/02/2025 về việc về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh; Công điện số 128/CĐ-TTg ngày 08/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Các nội dung tại Văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 9725/BNN-TL ngày 19/12/2024 về việc tổ chức các giải pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024-2025; Kế hoạch số 96/KH-PTDS-PCTT&TKCN ngày 23/12/2024 của Ban Chỉ huy PTDS-PCTT&TKCN thành phố Cần thơ về việc phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2024-2025.

Tăng cường theo dõi thông tin dự báo xâm nhập mặn, nguồn nước của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thủy văn và cơ quan chuyên môn cung cấp (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đang cung cấp bản tin dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn hằng tuần và khi có tình huống đột xuất) để làm cơ sở tổ chức các giải pháp ứng phó phù hợp.

Đài Khí tượng Thủy văn thành phố Cần Thơ phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi và cung cấp số liệu, dự báo, cảnh báo về tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn thành phố, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố các phương án ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn kịp thời và hiệu quả.

Chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho mùa khô năm 2025 với các kịch bản khả năng ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với tình hình thực tế từng quận, huyện, bao gồm cả các kịch bản ứng phó với xâm nhập mặn cực đoan như đã xảy ra các năm 2015-2016, 2019-2020. Cần xác định từng vùng, từng khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chỉ đạo, triển khai giải pháp cụ thể, bảo đảm giảm thiểu ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh. Tổ chức quan trắc, giám sát tình hình xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng (đặc biệt trên địa bàn quận Cái Răng nằm cặp theo sông Hậu, giáp ranh tỉnh Hậu Giang) để kịp thời hướng dẫn người dân lấy nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

Tiếp tục tăng cường việc vận hành hợp lý các công trình thuỷ lợi để lấy, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống sông, kênh mương, ao; lưu ý tại các vùng cây ăn trái bảo đảm tích trữ lượng nước để đáp ứng nhu cầu nước tối thiểu của cây trồng trong thời gian ảnh hưởng của xâm nhập mặn; Sẵn sàng các trang thiết bị đo mặn để kiểm tra độ mặn trước khi lấy nước tưới cho cây trồng.

Khẩn trương xác định cụ thể khu vực người dân có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, có phương án bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước sinh hoạt cho người dân, hỗ trợ người dân tổ chức lấy nước, dụng cụ trữ nước phục vụ sinh hoạt, tuyệt đối không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng.

Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để từng hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn hiểu, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, trong đó mỗi gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, ấp, khu vực, xã, phường, quận, huyện cần chủ động có giải pháp phù hợp để dự trữ nước ngọt ngay từ cuối mùa mưa nhằm đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trong các tháng mùa khô, không để bị động, bất ngờ. Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước.

Chủ động thực hiện sớm nạo vét kênh, rạch để trữ ngọt và ngăn mặn …; tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là các công trình giữ ngọt, kiểm soát mặn, hệ thống kênh mương … ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước và các nguồn vốn xã hội hóa để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống thủy lợi, nạo vét kênh mương, công trình cấp nước tập trung).

Tập trung rà soát, khoanh vùng cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn; tính toán, cân đối nguồn nước tưới cần thiết trong toàn bộ thời gian ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chủ động tích trữ nước ngọt, đảm bảo đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu, tránh ảnh hưởng đến cây trồng (đặc biệt trên địa bàn quận Cái Răng).

Các địa phương thường xuyên tổ chức thăm đồng, chủ động kiểm tra rà soát hệ thống bờ bao, đê bao, cống bọng, các trạm bơm điện trên địa bàn, có kế hoạch nâng cấp, sữa chữa, tập trung nguồn lực ứng phó hiệu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Cùng với việc triển khai các giải pháp phòng, chống nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, cần theo dõi sát tình hình mưa lũ trên lưu vực sông Mê Công để chủ động triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời khi có lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của người dân, trong đó cần tập trung triển khai các biện pháp hạn chế tai nạn đuối nước trong mùa lũ, nhất là đối với trẻ em, đảm bảo an toàn đê bao, bờ bao bảo vệ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Tổng hợp diễn biến nguồn nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, thường xuyên báo cáo tình hình ảnh hưởng của xâm nhập mặn, các đề xuất, kiến nghị  về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố để tổng hợp báo cáo UBND thành phố.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia, trong tuần qua, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng theo kỳ triều cường, ranh mặn tại các cửa sông Cửu Long từ 38 đến 48km. Dự báo, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 02 đến tháng 4 năm 2025 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020. Thời kỳ cao điểm xâm nhập mặn có khả năng xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ, xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh.


Tấn Thuận


Các tin khác:
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 86/QĐ-SKHCN ngày 11/4/2025 về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của Sở.  (15/04/2025)
Sở Nội vụ việc cung cấp thông tin sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh  (14/04/2025)
Khai mạc Giải vô địch Bóng rổ quốc gia 5x5 và 3x3 năm 2025  (12/04/2025)
Tổ chức phản biện xã hội các dự thảo Nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND thành phố  (11/04/2025)
Ban quản lý dự án ODA báo cáo về các dự án tồn đọng, dừng thi công và khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng  (11/04/2025)

9140fc8e-37e1-4a91-8728-2d6a6d28cb21

Tiêu đề bài viết: Chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2025. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Tấn Thuận.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang