Địa phương


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Tăng cường các giải pháp ứng phó với cao điểm xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
Ngày đăng: 25/03/2025

Lượt xem:


Ngày 21-3, thực hiện Công văn số 1246/BNN-TL ngày 20/02/2025 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các giải pháp ứng phó với cao điểm xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 15/CĐ-TTg ngày 17/2/2025, Chủ tịch UBND thành phố giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường các giải pháp ứng phó với cao điểm xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời, tổng hợp, báo cáo các vấn đề phát sinh về Bộ Nông nghiệp và Môi trường để phối hợp xử lý kịp thời.

Trước đó, để đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn gia tăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã ban hành văn bản số 1246/BNN-TL ngày 20/02/2025 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung sau:

Tổ chức triển khai thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 15/CĐ-TTg ngày 18/2/2025 về việc về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh; tiếp tục thực hiện các nội dung tại Văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 9725/BNN-TL ngày 19/12/2024 về việc tổ chức các giải pháp  đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, phòng, chống  hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024-2025.

Tăng cường theo dõi thông tin dự báo xâm nhập mặn, nguồn nước của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thủy văn và cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp (Viện Khoa học Thủy lợi Việt  Nam đang cung cấp bản tin dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn hằng tuần và khi có tình huống đột xuất) để làm cơ sở tổ chức các giải pháp ứng phó phù hợp.  

Tiếp tục tăng cường việc vận hành hợp lý các công trình thuỷ lợi để lấy, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống kênh mương, ao, hồ phân tán, khu trũng; lưu ý tại các vùng cây ăn trái bảo đảm tích trữ lượng nước để đáp ứng nhu cầu nước tối thiểu của cây trồng trong thời gian ảnh hưởng của xâm nhập mặn; đo độ mặn trước khi lấy nước tưới cho cây trồng.

Khẩn trương xác định cụ thể khu vực người dân có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, có phương án bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước sinh hoạt cho người dân, hỗ trợ người dân tổ chức lấy nước, dụng cụ trữ nước phục vụ sinh hoạt, tuyệt đối không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng.

Chủ động sử dụng các nguồn kinh phí do địa phương quản lý để thực hiện khẩn cấp các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, lưu ý, lắp đặt trạm bơm dã chiến, đắp đập tạm, đào ao, nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh trục,... Trường hợp cần đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí, có văn bản đề nghị theo quy định tại Quyết số 305/QĐ-TTg ngày 05/3/2021 quy địnhvề phạm vi, đối tượng, nội dung chi và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho địa phương thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Thường xuyên phổ biến thông tin về tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng và phương tiện truyền thông khác đến chính quyền địa phương, người dân, tổ chức liên quan chủ động thực hiện giải pháp ứng phó với ảnh hưởng của xâm nhập mặn.  

Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên báo cáo tình hình ảnh hưởng của xâm nhập mặn, các đề xuất, kiến nghị về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Thủy lợi) để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở một số cửa sông đã xuất hiện cao hơn trung bình nhiều năm, thấp hơn các năm xâm nhập mặn lịch sử 2015-2016, 2019-2020 và năm 2023-2024. Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia và các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xâm nhập mặn tiếp tục tăng cao, xâm nhập sâu trong các kỳ triều cường, các đợt xâm nhập mặn cao điểm ở vùng cửa sông Cửu Long khả năng xuất hiện trong các ngày từ 24/2-4/3, 11-15/3, 30/3-02/4; ở các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn từ 24/2-4/3, 11-15/3, 30/3-02/4, 10-13/4/2025.


Tấn Thuận


Các tin khác:
Thành phố Cần Thơ quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng  (18/04/2025)
Rà soát và xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp  (18/04/2025)
Triển khai thực hiện Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật  (18/04/2025)
Tuyển dụng, quản lý và sử dụng biên chế giáo viên mầm non và phổ thông tại thành phố Cần Thơ  (18/04/2025)
Cần Thơ đăng ký 4 công trình/dự án khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước  (17/04/2025)

d93a4d02-bcdf-4d59-a71d-e2fe1e689b7f

Tiêu đề bài viết: Tăng cường các giải pháp ứng phó với cao điểm xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Tấn Thuận.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang