Thông tin tuyên truyền - Phổ biến pháp luật


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân tránh các hình thức lừa đảo trên mạng phổ biến hiện nay
Ngày đăng: 19/02/2025

Lượt xem:


Hội đồng Phối hợp phổ biến giáp dục pháp luật thành phố Cần Thơ vừa ban hành công văn số 400/HĐ.PHPBGDPL về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật giúp người dân tránh các hình thức lừa đảo trên mạng phổ biến hiện nay.

Theo đó, đề nghị thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc căn cứ vào Danh mục các hình thức lừa đảo trên mạng phổ biến mà người dân cần cảnh giác hiện nay, thực hiện biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân trên địa bàn nhanh chóng và hiệu quả; thường xuyên thông báo về phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet để Nhân dân cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tố giác tội phạm.

Đề nghị Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận, huyện, Trưởng Phòng Tư pháp quận huyện, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn quan tâm, chỉ đạo thực hiện tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn các thông tin tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet để Nhân dân cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tố giác tội phạm, phối hợp với ngành Công an và ngành liên quan tổ chức điều tra, xác minh kịp thời, đấu tranh, xử lý nghiêm đối với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet.

Các hình thức lừa đảo phổ biến mà người dân cần đặc biệt chú ý bao gồm: tổ chức cá độ bóng đá qua không gian mạng, chiếm đoạt tiền; sử dụng các ứng dụng cho vay nặng lãi, thu lợi bất chính; giả danh cán bộ làm việc tại Bộ Công an hỗ trợ nạn nhân lấy lại tiền bị mất để tiếp tục chiếm đoạt tài sản; sử dụng kịch bản “thanh lý đồ điện tử giá rẻ” nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng mạng xã hội; lừa bán phần mềm đọc trộm tin nhắn, chiếm đoạt tài sản; mạo danh cán bộ thuế để chiếm đoạt tài sản; giả danh công an gọi điện hù dọa, lừa đảo; mạo danh phóng viên, cộng tác viên báo chí để chiếm đoạt tài sản; kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội; giả mạo quỹ đầu tư PYN Elite để lừa đảo; lừa đảo thông qua hành vi mạo danh Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV); lừa đảo liên quan tới ứng dụng VssID giả mạo; ghép mặt, giả giọng để lừa đảo.

Người dân cũng cần bảo mật thông tin cá nhân, đặc biệt là thông tin tài khoản mạng xã hội, và không đăng nhập vào tài khoản thông qua các ứng dụng của bên thứ ba để tránh bị chiếm đoạt quyền truy cập. Trong trường hợp có yêu cầu giao dịch tài chính từ người quen qua mạng xã hội, người dân cần kiểm tra kỹ qua các kênh liên lạc chính thống trước khi thực hiện giao dịch, để đảm bảo không trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo.


Phương Thảo


109dd014-f636-4ce3-83a1-b9180953f545

Tiêu đề bài viết: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân tránh các hình thức lừa đảo trên mạng phổ biến hiện nay. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Phương Thảo.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang