
Ông Nguyễn Ngọc Hè, ông Lê Việt Sĩ tặng cờ lưu niệm cho các thành viên tham gia Đề án
Sau10 năm triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, công tác hòa giải ở cơ sở đã được nâng lên cả về mặt tổ chức và chất lượng. Hàng năm, tỷ lệ hòa giải thành luôn đạt trên 80%, góp phần rất lớn trong giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp ở cơ sở. Bên cạnh đó, với trình độ dân trí ngày càng cao, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND thành phố khẳng định Đề án 09/UBND ngày 6/3/2025 của UBND thành phố là hết sức quan trọng, cần thiết vì đã kịp thời, thể chế hóa chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn. Được thực hiện ngay sau khi có định hướng, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương.
Theo đó, để Đề án phát huy tối đa hiệu quả, giúp nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, quá trình thực hiện phải đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tránh trùng lắp. Cụ thể, với vai trò và nhiệm vụ của mình, Sở Tư pháp cần điều phối các hoạt động phối hợp, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho cơ sở. Bên cạnh đó, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư là lực lượng quan trọng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở. Do vậy, cần phải huy động và bố trí nguồn nhân lực nhằm kế thừa và phát huy, nhân rộng các mô hình hay, kết hợp sáng kiến mới nhằm nâng cao hiệu quả trong tình hình mới. Hơn hết, các thành viên của Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật thành phố phải tích cực thực hiện công tác triển khai, truyên truyền đề án một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, vai trò của UBND cấp, phường xã là quan trọng nhất, do vậy phải tạo điều kiện cho các thành viên tham gia thực hiện đề án, kịp thời kiện toàn Tổ hòa giải ở cơ sở; thực hiện các thủ tục thu hút các thành viên Hội Luật gia, Đoàn Luật sư tham gia....
Tặng hoa chúc mừng Hội Luật gia thành phố Cần Thơ
Ánh Nguyên