Thông tin hoạt động của Sở ngành


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, chủ động ứng phó với triều cường
Ngày đăng: 27/09/2022

Lượt xem:


Theo Bản tin cảnh báo triều cường trên các sông rạch thành phố Cần Thơ số 08_LULU_CTO ngày 25 tháng 9 năm 2022 của Đài khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ, mực nước đỉnh triều trên các sông rạch thành phố cần Thơ tiếp tục lên cao và đạt đỉnh trong các ngày 27, 28 tháng 9 (ngày 02, 03 tháng Chín Âm lịch). Mực nước cao nhất tại Trạm cần Thơ trên sông Hậu lên mức: I,95m - 2,00m, xấp xỉ mức báo động III. Thời gian xuất hiện mực nước đỉnh triều cao nhất hàng ngày vào lúc sáng sớm: 6h - 8h và chiều tối lúc: 17h - 19h; Mức độ rủi ro thiên tai do triều cường ở cấp độ 2.

Để chủ động phòng ngừa và giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hại do triều cường, mưa lũ gây ra cho người dân khi tham gia giao thông, đồng thời tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố theo nhiệm vụ được phân công tại Chỉ thị số số 08/CT-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và khi triều cường dâng cao trên địa bàn thành phố cần Thơ, Sở Giao thông vận tải đề nghị các đơn vị khẩn trương triến khai các nội dung như sau:

1. Thực hiện khẩn trương các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tại Chỉ thị số 08/CT-ƯBND ngày 23 tháng 6 năm 2020 về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và khi triều cường dâng cao trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

2. Ủy ban nhân dân quận, huyện (đơn vị được giao quản lý các tuyến đường địa phương) chỉ đạo lực lượng chức năng và các phòng, ban chuyên môn:

- Tham khảo danh mục các đoạn tuyến đường bộ bị ngập nước trên địa bàn trong năm 2019 tổ chức rà soát, chủ động bố trí lực lượng và phương tiện để tổ chức giao thông và hỗ trợ khi cần thiết. Trường hợp nước ngập sâu, không an toàn cho người và phương tiện lưu thông thì thực hiện biện pháp cấm đường tạm thời, đồng thời có phương án tổ chức, phân luồng giao thông cho phù họp với mạng lưới đường bộ trên địa bàn (thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết các tuyển đường cấm).

- Phối họp với các đơn vị, đoàn thể của chính quyền cấp cơ sở tại địa phương thực hiện tuyên truyền cho người dân về các đoạn tuyến đường bộ thường xuyên bị ngập nước, giờ bị ngập nước, chiều sâu mực nước nguy hiểm... để người dân chủ động sắp xếp thời gian tham gia giao thông, hạn chế nguy cơ ùn tắc giao thông.

- Kiểm tra toàn bộ hệ thống thoát nước, hố thu, cửa xả để có phương án nạo vét, khơi thông nhằm tăng cường khả năng thoát nước nhanh khi triều cường rút. Kiểm tra các nắp hố ga trên vỉa hè, mặt đường xe chạy đê có giải pháp cô định an toàn khi áp lực nước dâng cao gây bong bật, tạo thành các hố sâu gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

- Phối hợp các đơn vị quản lý rà soát các trụ điện chiếu sáng trang trí, chiếu sáng công cộng và đèn tín hiệu giao thông trên đường bộ, cột điện không để tình trạng rò điện khi nước ngập, gây nguy hiểm tính mạng cho người tham gia giao thông.

- Duy tu sửa chữa hệ thống cầu, đường đảm bảo mặt đường êm thuận, không để xuất hiện các vị trí hằn lún sâu, ổ gà và căng dây, cắm biển cảnh báo, dây cảnh báo, đèn chớp cảnh báo tại vị trí các tuyến đường cặp bờ kênh, mương, hồ, ao ngập sâu nguy hiểm khi triều cường dâng cao (không nhận biết phân mặt đường xe chạy với các khu vực nêu trên), gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

- Kiểm tra bờ bao, cống, cửa van ngăn triều, đảm bảo an toàn công trình. Duy tu, nạo vét hệ thống kênh, mương, rạch thoát nước, thanh thải chướng ngại vật cản trở dòng chảy, luồng tàu chạy và bổ sung đầy đủ các thiêt bị cảnh báo, hệ thống phao tiêu phân luồng trên các tuyến đường thủy nội địa thuộc địa bàn quản lý.

- Sau các đợt triều cường, mưa bão thống kê báo cáo tình hình hư hỏng, sự cố cầu, đường cần phải khắc phục ngay nhằm khôi phục hoạt động giao thông thông suốt, an toàn, gửi Sở Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo thực hiện.

3. Các chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố, Ban Quản lý dự án ODA, Ủy ban nhân dân quận, huyện) trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các công trình giao thông đường bộ (xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo), chỉ đạo nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và các bên liên quan:

- Tăng cường đảm bảo mặt đường êm thuận, thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng khu vực thi công các tuyến đường được bàn giao quản lý tạm trong quá trình thi công, nhằm đảm bảo cho phương tiện lưu thông an toàn. Trong thời gian các đợt triều cường dâng cao, phối họp lực lượng chức năng điều tiết, đảm bảo giao thông khu vực bị ngập (nếu có).

- Đối với công trình đang thi công nâng cấp, mở rộng và các công trình thi công trên tuyến đường cặp kênh, mương, hồ, ao, thi công mở rộng nền đường bị ngập sâu nguy hiểm khi triều cường dâng cao (không nhận biết phần mặt đường xe chạy với các khu vực nêu trên), gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phải bố trí biển cảnh báo, rào chắn, căng dây, đèn cảnh báo khu vực nguy hiếm cảnh báo phần mặt đường xe chạy với khu vực ngập sâu khi triều cường dâng cao.

- Đối với vật tư, máy móc, thiết bị thi công: phải bố trí biển cảnh báo, rào chắn, căng dây, đèn cảnh báo theo quy định.

- Đề nghị Ban Quản lý dự án ODA tổ chức rà soát khu vực xung quanh hồ Bún Xáng và các tuyến kè do Ban Quản lý dự án ODA làm chủ đầu tư để thiết lập hệ thống cảnh báo nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mọi đối tượng khi lưu thông trên vỉa hè, bờ kè (tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra).

4. Chi Cục Quản lý đường bộ IV.5 (đơn vị quản lý các tuyến Quốc lộ trên địa bàn thành phố cần Thơ):     

- Tổ chức rà soát toàn bộ các đoạn tuyến Quốc lộ qua địa bàn bị ngập nước để bổ sung biển báo đoạn đường ngập nước do triều cường, nhằm chủ động cảnh báo cho người tham gia giao thông. Phối hợp với các đơn vị, đoàn thể của chính quyền địa phương thực hiện tuyên truyền cho người dân về các đoạn tuyến đường bộ thường xuyên bị ngập nước, giờ bị ngập nước, chiều sâu mực nước nguy hiểm... để người dân chủ động sắp xếp thời gian tham gia giao thông, hạn chế nguy cơ ùn tắc giao thông.

- Chủ động bố trí người và phương tiện tại các đoạn tuyến bị ngập nước để tổ chức giao thông và hỗ trợ khi cần thiết. Trường hợp nước ngập sâu, không an toàn cho người và phương tiện lưu thông thì phối hợp chính quyền địa phương, các đơn vị chức năng thực hiện cấm đường tạm thời, đồng thời có phương án tổ chức, điều tiết giao thông phù hợp (thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyến đường cấm).

- Đối với các tuyến Quốc lộ cặp kênh, mương, hồ, ao bị ngập sâu đề nghị bố trí căng dây cảnh báo, cắm biển cảnh báo, đèn chớp cảnh báo các khu vực khi triều cường dâng cao không nhận biết mặt đường xe chạy.

- Khẩn trương duy tu sửa chữa hệ thống cầu, đường (Quốc lộ Nam Sông Hậu, Quốc lộ 80, Quốc lộ 61C) đảm bảo mặt đường êm thuận, không để xuất hiện các vị trí hằn lún sâu, ổ gà khi triều cường không nhận biết phần mặt đường xe chạy gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

- Yêu cầu các nội dung tại văn bản này đối với các đơn vị quản lý các tuyến quốc lộ được đầu tư theo hình thức BOT (Quốc lộ 1, Quốc lộ 91, Quốc lộ 91B) để triển khai thực hiện.

- Ngay sau khi kết thúc đợt triều cường, triển khai khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn.

Sở Giao thông vận tải đề nghị các đơn vị nêu trên quan tâm và khẩn trương tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, báo cáo về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.


Sở Giao thông vận tải


6c39af1b-00c0-401e-92d1-8fd287bb05a7

Tiêu đề bài viết: Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, chủ động ứng phó với triều cường. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Sở Giao thông vận tải.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang