Thông tin hoạt động của Sở ngành


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Định hướng công nghệ và nhu cầu quản trị thành phố thông minh cho ĐBSCL
Ngày đăng: 24/10/2024

Lượt xem:


Hội thảo “Định hướng công nghệ cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu quản trị thành phố thông minh”, do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ và Hội hữu nghị Việt - Đức thành phố phối hợp Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF/Đức), Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, diễn ra ngày 24/10 tại Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc (thành phố Cần Thơ).
PGS.TS Nguyễn Hữu Huân - Trường Kinh doanh, Đại học Kinh tế thành phố Hò Chí Minh - trình bày tham luận về chuyển đổi sang xe máy điện trong lĩnh vực Logistics nhằm giảm khí thải và gia tăng hiệu quả - Bằng chứng thực nghiệm ở ĐBSCL.

Hội thảo là một hợp phần nằm trong khoản viện trợ “Các hoạt động thúc đẩy đô thị thông minh ứng phó biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ năm 2024” do tổ chức FNF tài trợ; đồng thời, tạo nền tảng đánh dấu các hoạt động hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các bên liên quan.

Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu; đại diện các sở, ban ngành, các trường đại học, cao đẳng, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.

Phát biểu tại hội thảo, bà Lê Thụy Ngọc Lan - Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ - cho biết, việc triển khai xây dựng thành phố thông minh là xu hướng chung của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Đối với định hướng thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 5/8/2020 về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tiếp đó, ngày 11/1/2022, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 45/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ. Đây là chủ trương, tiền đề quan trọng cho thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh và thực hiện thành công chuyển đổi số.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Cũng theo bà Lê Thụy Ngọc Lan, với mong muốn thành phố cần phải có những nỗ lực và bức phá mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên công nghệ số, xứng tầm với vai trò trung tâm dẫn dắt của vùng ĐBSCL, hội thảo lần này hướng mục tiêu tìm kiếm, xác định những khuyến nghị, giải pháp tiềm năng trong việc phát triển mô hình thành phố thông minh từ phía các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

Tại hội thảo, Giám đốc Quốc gia của Viện FNF Việt Nam - bà Vanessa Kristina Steinmetz - nhấn mạnh, ĐBSCL không chỉ là nền tảng của nền kinh tế Việt Nam mà còn là hệ sinh thái quan trọng nuôi sống hàng triệu con người. Tuy nhiên, thực tế của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao, các kiểu thời tiết khó lường và độ mặn ngày càng tăng đang đe dọa phá vỡ sự cân bằng này.

Theo bà Vanessa Kristina Steinmetz, tính cấp thiết của việc thích ứng với khí hậu đòi hỏi các giải pháp sáng tạo và quản trị có tư duy tiến bộ. Công nghệ có tiềm năng trở thành động lực chuyển đổi trong nỗ lực này. Bằng cách khai thác những tiến bộ trong các công cụ kỹ thuật số, phân tích dữ liệu và các hoạt động bền vững, chúng ta có thể tạo ra các thành phố thông minh không chỉ ứng phó với những thách thức cấp bách của biến đổi khí hậu mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi công dân”, bà Vanessa Kristina Steinmetz nói.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu tập trung chia sẻ, thảo luận về những giải pháp kỹ thuật hỗ trợ trong việc phát triển mô hình thành phố thông minh như: Chuyển đổi sang xe máy điện trong lĩnh vực logistics nhằm giảm khí thải và gia tăng hiệu quả - bằng chứng thực nghiệm ở ĐBSCL; giao thông thông minh: Từ ô nhiễm không khí đến giảm thiểu phương tiện cá nhân; hệ thống xe buýt đô thị: Tối ưu hóa quy hoạch và định tuyến hướng tới phát triển đô thị thông minh và bền vững; vai trò nhà thông minh trong thành phố thông minh; nhúng Al trên chip điện tử và tiềm năng ứng dụng trong y tế thông minh; vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc KVIP, nơi ươm mầm cho các ý tưởng công nghệ; chuyển đổi số trong doanh nghiệp thông minh; đánh giá trình độ công nghệ chuỗi lúa gạo, tôm ĐBSCL; đồng thời, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về nhu cầu phát triển thành phố thông minh cho ĐBSCL trong thời gian tới


Thanh Xuân


Các tin khác:
Cần Thơ phát huy ý tưởng thanh niên khởi nghiệp với kinh tế xanh  (08/11/2024)
Gặp gỡ, chia sẻ thông tin với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Cần Thơ  (08/11/2024)
Công an TP Cần Thơ đạt giải A tại Hội thi "Cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở giỏi" trong lực lượng Công an nhân dân năm 2024  (07/11/2024)
Hưởng ứng “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam – Online Friday 2024” trên địa bàn thành phố Cần Thơ  (06/11/2024)
Thúc đẩy mô hình thành phố thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại Cần Thơ  (01/11/2024)

13b95816-2865-47db-84a3-be07c9116fbf

Tiêu đề bài viết: Định hướng công nghệ và nhu cầu quản trị thành phố thông minh cho ĐBSCL. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Thanh Xuân.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang