Thành phố


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Triển khai Đề án “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021 - 2030”
Ngày đăng: 09/09/2022

Lượt xem:


UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch số 186/KH-UBND về triển khai Đề án “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn thành phố.

Theo đó, mục tiêu chung là nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của nhân dân; nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản của thành phố Cần Thơ tại thị trường trong nước và định hướng xuất khẩu.

Mục tiêu cụ thể: Giai đoạn 2021 - 2025, diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt - GAP (như VietGAP hoặc tương đương) phấn đấu tăng từ 5 - 10%/năm; 100% cơ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm; tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 10%/năm và 15%/năm; tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu sản phẩm nông sản, thủy sản (làm sẵn, ăn liền) tăng 10%/năm; tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định an toàn thực phẩm dưới mức 3%/năm; 100% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.

Giai đoạn 2026 - 2030: Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt - GAP (như VietGAP hoặc tương đương) phấn đấu tăng 15%/năm; duy trì 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm; tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 15%/năm và 20%/năm; tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu sản phẩm nông sản, thuỷ sản (làm sẵn, ăn liền) tăng 15%/năm; tiếp tục duy trì tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định an toàn thực phẩm dưới 3%/năm; duy trì 100% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.

Để đạt mục tiêu nêu trên, Kế hoạch đề ra các nhóm giải pháp như: Hoàn thiện cơ chế chính sách; lồng ghép nhiệm vụ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đủ điều kiện sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn vào các kế hoạch, đề án, dự án, chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; phối hợp, huy động các nguồn lực nhà nưóc và xã hội trong đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; đổi mới công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ, khoa học quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản; tăng cường thông tin, truyền thông kịp thời, chính xác về chất lượng, an toàn thực phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và nâng cao uy tín nông sản Việt; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuẩn hóa các qui trình chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn, qui chuẩn và thông lệ quốc tế; tăng cường hợp tác, thu hút nguồn lực và kinh nghiệm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản.

UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này và các Kế hoạch, chương trình, dự án, đề án có liên quan để đạt được các mục tiêu đề ra; cập nhật và triển khai kịp thời các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông tin thị trường về chất lượng, an toàn thực phẩm tại Việt Nam và nước xuất khẩu; xây dựng và mở rộng vùng sản xuất, tập trung các sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị đảm bảo chất lượng, an toàn, truy xuất được nguồn gốc; hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất nông sản, thủy sản, sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được đánh giá chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn hữu cơ, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến HACCP hoặc tương đương; hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP.

File kèm


Phương Thảo


Các tin khác:
Phát động phong trào thi đua lập thành tích trong công tác phối hợp liên ngành về Trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2024  (16/04/2024)
Cần Thơ: Thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2024  (15/04/2024)
Triển khai Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới 2024  (11/04/2024)
Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 trên địa bàn thành phố Cần Thơ  (08/04/2024)
Phối hợp triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024  (05/04/2024)

6f17eed8-a29d-4a44-9d46-5ea24a93da9c

Tiêu đề bài viết: Triển khai Đề án “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021 - 2030” . Nội dung như sau: . Theo tác giả: Phương Thảo.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang