Đề án


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Đề án huy động vốn thực hiện các chương trình, đề án của thành phố
Ngày đăng: 04/04/2012

Lượt xem:


1. Mục tiêu:

Tổng hợp, cân đối nhu cầu vốn và đề xuất các phương án, giải pháp huy động vốn để thực hiện các chương trình, đề án đạt hiệu quả cao, nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị.

 

2. Nhiệm vụ:

Kết hợp giữa nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương với các nguồn vốn huy động thêm, nhằm khai thác các nguồn lực tài chính hợp pháp để đáp ứng yêu cầu thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án một cách chủ động để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ từ nay đến năm 2010, đặt nền tảng quan trọng cho những bước phát triển nhanh và vững chắc hơn trong thời kỳ 2011-2020.

3. Cân đối vốn cho các chương trình, đề án:

a) Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư của các chương trình, đề án:

Nguồn vốn được tổng hợp từ các nhu cầu vốn của các chương trình, đề án từ năm 2006-2020 là 373.012 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách Trung ương là 26.919 tỷ đồng, chiếm 7,2%; ngân sách địa phương là 19.711 tỷ đồng, chiếm 5,3%; trong dân 224.612 tỷ đồng, chiếm 60,2% và vốn tín dụng là 101.770 tỷ đồng, chiếm 27,3% tổng nhu cầu vốn đầu tư. 

- Trong điều kiện thu ngân sách thuận lợi:

Với việc tổng hợp nhu cầu vốn từ các chương trình, đề án cho thấy nguồn vốn đã được cân đối. Trong giai đoạn 2006-2020 với các chỉ số kiểm tra như sau:

. Tỉ lệ nhu cầu/khả năng chi đầu tư từ nguồn ngân sách ở giai đoạn (2006-2010) là 92,9%;

. Chỉ số ICOR là 4,18 là chấp nhận được;

. Nhu cầu tổng đầu tư trên GDP cho giai đoạn (2006-2010) là 39%, có khả năng huy động;

. Nhu cầu đầu tư từ ngân sách/tổng thu ngân sách là 46,1%, đảm bảo được sự cân đối giữa nhu cầu đầu tư và thu ngân sách.

. Nhu cầu đầu tư trong dân quá cao so tiết kiệm trong dân (70%), nếu như chỉ dựa chủ yếu vào nguồn huy động vốn trên địa bàn như hiện nay, nhưng nếu có các giải pháp hợp lý để thu hút nguồn vốn bên ngoài địa bàn thì nguồn vốn thu hút được trong dân sẽ tăng lên.

Do đó, trong điều kiện thu ngân sách thuận lợi (tức là nền kinh tế phát triển theo sát với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh đến 2020) thì nguồn vốn cân đối đủ cho các chương trình, đề án của thành phố đến năm 2020.

- Trong điều kiện thu ngân sách gặp khó khăn:

 Các chỉ số kiểm tra trong điều kiện nguồn thu ngân sách có khó khăn đã cho thấy nhu cầu vượt khả năng đầu tư. Cụ thể như sau:

. Nhu cầu đầu tư ngân sách/khả năng chi đầu tư ngân sách là 144,5%, vượt khả năng 44,5%, không khả thi.

 . Hệ số ICOR cao: 5,14 khó huy động vốn do hiệu quả sử dụng vốn thấp.

 . Nhu cầu đầu tư ngân sách/tổng thu ngân sách là 75,5%, gây mất cân đối về thu, chi ngân sách.

 Do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho các chương trình và đề án trong điều kiện thu ngân sách có khó khăn, nguồn vốn cần được cân đối và tổng hợp lại hợp lý và khả thi hơn.

b) Cân đối nguồn vốn đầu tư:

- Cân đối vốn đầu tư trong giả định phát triển kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách diễn biến sát với quy hoạch (phương án chính)

Các chỉ số kiểm tra cho thấy, ở giai đoạn (2006-2010) nguồn vốn có thể huy động được để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các chương trình, đề án bằng các chỉ số kiểm tra cho thấy: 

 . Nhu cầu tổng đầu tư cho các chương trình, đề án trên GDP là 39%, cao hơn mức trung bình của cả nước, tuy nhiên nhu cầu đầu tư cho các chương trình, đề án mục tiêu là (28-30%), ở mức độ này, nếu phấn đấu thu và tạo điều kiện để phát triển các nguồn thu thì vẫn có thể huy động đầu tư được;

  - Nhu cầu đầu tư trong dân/khả năng tiết kiệm khoảng 70%: có khả năng huy động được nếu tăng cường các giải pháp huy động nguồn vốn bên ngoài địa bàn (bao gồm vốn trong dân và vốn FDI).

   Phương án này có thể đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của các chương trình, đề án trong điều kiện nguồn thu thuận lợi. Tuy nhiên các chương trình và đề án phải xây dựng các nội dung trọng tâm trong giai đoạn 2006-2010 nhằm tránh đầu tư dàn trãi.

- Cân đối vốn đầu tư trong giả định thu ngân sách có khó khăn nhưng vẫn phấn đấu huy động vốn theo nhu cầu của các chương trình, đề án (phương án dự phòng).

Tổng nguồn vốn đầu tư từ năm 2006-2020 theo phương án này là 373.012 tỷ đồng, tương tự tổng nhu cầu vốn đề xuất của các chương trình, đề án. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn được đề nghị điều chỉnh giảm vốn ngân sách, tăng vốn trong dân và vốn tín dụng. Cụ thể như: vốn ngân sách Trung ương là 24.033 tỷ đồng, chiếm 6,4%; ngân sách địa phương là 16.856 tỷ đồng, chiếm 4,5%; trong dân 228.113 tỷ đồng, chiếm 61,2% và vốn tín dụng là 104.010 tỷ đồng, chiếm 27,9% tổng nhu cầu vốn đầu tư. 

Đồng thời, với phương án này, các tính toán được điều chỉnh với đề nghị phân bố một số nội dung đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 ra sau năm 2010 nhằm đảm bảo được tính khả thi về huy động đầu tư.

Trong điều kiện này, GDP thấp hơn phương án chính do một số nguồn vốn đầu tư được tăng cường huy động từ trong dân và vốn tín dụng.

Phương án này đặt mục tiêu vào việc phấn đấu tăng cường huy động nguồn vốn trong dân và nguồn vốn tín dụng nhằm đảm bảo các nhu cầu về vốn của các chương trình - đề án (như phương án chính) trong bối cảnh nguồn thu  ngân sách bị giới hạn. Các chỉ số kiểm tra cho thấy:

- Nhu cầu đầu tư ngân sách/khả năng chi đầu tư ngân sách là 100%.

- Nhu cầu đầu tư trong dân/GDP khoảng 19,2%, vẫn có thể phấn đấu huy động được trong bối cảnh tích cực thu hút đầu tư từ ngoài địa bàn.

- Nhu cầu đầu tư tín dụng tăng lên đến 32,5% tổng nhu cầu, cho thấy vốn tín dụng đã trở thành nguồn vốn quan trọng cho các chương trình, dự án trong điều kiện thiếu hụt vốn ngân sách đầu tư.

- Nhu cầu tín dụng/GDP khoảng 12,4% có khả năng huy động.

- Đầu tư ngân sách/tổng thu ngân sách trong khoảng 52,3%, ở mức này vẫn đảm bảo tính khả thi trong bối cảnh tiết kiệm các khoản chi thường xuyên.

Như vậy có thể thấy, nguồn vốn trong dân và tín dụng được xem là những nguồn vốn chủ lực đáp ứng cho các chương trình mục tiêu, trong đó nguồn vốn tín dụng giữ vai trò quan trọng. Theo phương án này, tuy đòi hỏi nhiều nỗ lực nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố vẫn có thể tăng đều, có tác động tích cực đến việc thu hút đầu tư và vốn, tuy chỉ số ICOR ban đầu hơi cao (4,72) do việc phải thu hút nhiều đầu tư; tuy nhiên sau giai đoạn 2006-2010, các đầu tư vào kết cấu hạ tầng bắt đầu phát huy, dẫn đến chỉ số ICOR toàn thời kỳ sẽ thấp hơn.


Nguồn: Quyết định số 2012/QĐ-UBND


Các tin khác:
TP Cần Thơ: Xây dựng “Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị”  (17/06/2022)
Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn TP Cần Thơ  (27/05/2022)
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thành phố Cần Thơ đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030  (13/05/2022)
Thí điểm Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại quận Ninh Kiều  (30/04/2022)
Cần Thơ: Phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”  (23/02/2022)

a2f101e6-4cd8-44f9-9467-07a9d6ac2fec

Tiêu đề bài viết: Đề án huy động vốn thực hiện các chương trình, đề án của thành phố. Nội dung như sau: . Theo tác giả:

Nguồn: Quyết định số 2012/QĐ-UBND

.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang