Địa phương


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Chương trình xây dựng và phát triển văn hóa
Ngày đăng: 21/03/2012

Lượt xem:


1. Mục tiêu:

Xây dựng các thiết chế văn hóa trung tâm; thu hút đào tạo nhân tài, nhân lực cho ngành; nâng cao về chất lượng, quy mô tổ chức hoạt động văn hóa thông tin lên tầm phát triển mới nhằm mục tiêu: xây dựng đời sống văn hóa phát triển, tạo nên các công trình văn hóa, sản phẩm văn hóa tiêu biểu.

2. Định hướng phát triển:

a. Xây dựng các thiết chế văn hóa thông tin:

- Xây dựng Trung tâm văn hóa Tây Đô với qui mô, hoạt động của một công viên văn hóa, là trung tâm văn hóa của thành phố, khu cảnh quan thiên nhiên, trung tâm dịch vụ văn hóa và vui chơi giải trí của khu vực.

- Xây dựng Trường Đại học văn hóa Cần Thơ có vai trò trung tâm đào tạo nguồn nhân lực về văn hóa thông tin cho đồng bằng sông Cửu Long.

- Bảo tàng lịch sử văn hóa đồng bằng sông Cửu Long: Trung tâm trưng bày, bảo tồn, nghiên cứu lịch sử văn hóa các dân tộc sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Thư viện thành phố được xếp loại I, trở thành thư viện hiện đại cấp quốc gia.

- Nhà hát nghệ thuật tổng hợp thành phố.

- Hình thành trung tâm điện ảnh, phát hành sách - văn hóa phẩm của khu vực  (siêu thị sách Tây Đô, Trung tâm Điện ảnh và dịch vụ văn hóa Cần Thơ).

b. Nâng cao hoạt động văn hóa lên tầm khu vực:

 - Từng bước nâng các loại hình nghệ thuật chuyên nghiệp: sân khấu, ca múa, nhạc, kịch...lên tầm khu vực.

 - Tổ chức các loại hình văn hóa quần chúng: hội thi, hội diễn, lễ hội...có tầm cỡ, qui mô cấp khu vực và cấp Quốc gia.

 - Xây dựng các mô hình, điển hình văn hóa có thể nhân rộng cho các tỉnh trong khu vực.

- Thu hút được lực lượng văn nghệ sĩ, nghệ nhân...của khu vực và nhiều nơi khác tham gia các hoạt động văn hóa của thành phố.

c. Xây dựng đời sống văn hóa phát triển:

- Xây dựng, hình thành nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ bao gồm: nếp sống văn hóa cá nhân, gia đình, cộng đồng, nếp sống văn minh nơi công cộng.

- Xây dựng con người Cần Thơ "Trí tuệ, năng động, nhân ái, hào hiệp, thanh lịch".

- Giảm dần chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa giữa nội ô và ngoại thành, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn thành phố.

d. Xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hóa ở các quận, huyện:

- Hoàn thiện tổ chức - bộ máy; 100% quận, huyện có đầy đủ các thiết chế văn hóa; chuyển đổi phương thức hoạt động theo hướng xã hội hóa các hoạt động văn hóa.

- Xây dựng một số huyện điểm văn hóa gắn liền với đặc trưng văn hóa sông nước - miệt vườn, văn hóa đô thị.

- Nâng cao đời sống văn hóa ở các xã vùng ven thành phố, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

đ. Xây dựng các sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể:

- Xây dựng kịch bản, dàn dựng các vở diễn, chương trình nghệ thuật có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hóa đồng bằng sông Cửu Long, đất nước, con người, truyền thống văn hóa Cần Thơ.

- Xây dựng phát triển các loại hình sinh hoạt: Đờn ca tài tử, hát dân ca, ca dao Nam bộ trở thành phong trào, phổ biến trong sinh hoạt văn hóa của các tầng lớp nhân dân.

- Sản xuất các sản phẩm văn hóa tiêu biểu của thành phố như biểu trưng, biểu tượng, tặng phẩm văn hóa, sản phẩm du lịch,  ẩm thực đặc trưng...

3. Các nhiệm vụ cụ thể:

a. Phát triển, hiện đại hóa hệ thống thông tin:

  - Quy hoạch phát triển hệ thống tuyên truyền, cổ động trực quan, quảng cáo và thông tin kinh tế - xã hội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020: tiêu chuẩn hóa và ứng dụng công nghệ hiện đại đối với hệ thống bảng, panô, màn hình lớn trên địa bàn thành phố.

 - Thông tin cổ động: Hiện đại hóa công tác thông tin, tuyên truyền ở khu vực đô thị; ở vùng ngoại ô, tăng cường hoạt động của các thuyền văn hóa - du lịch, đội thông tin lưu động, xây dựng một số loại hình cổ động hiện đại dọc theo các tuyến đường sông.

b. Phát triển hệ thống phát hành sách, báo, văn hóa phẩm trên địa bàn toàn thành phố:

  -  Triển lãm - hội chợ: Xây dựng hoàn chỉnh, phát triển trung tâm hội chợ - triển lãm trở thành trung tâm chuyên tổ chức hội chợ - triển lãm  quy mô quốc gia và quốc tế.

 - Tổ chức lễ hội - sự kiện: Xây dựng trung tâm tổ chức lễ hội - sự kiện và quy hoạch lễ hội - sự kiện theo hướng:

+ Nâng cao chất lượng, qui mô tổ chức lên cấp khu vực, cấp vùng.

+ Tổ chức định kỳ các lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt, Hoa, Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, dân gian, hội nghề, hội trái cây Nam bộ, hội sông nước và hình thành một số lễ hội mới.

c. Xây dựng các thiết chế văn hóa mang tính mũi nhọn, đốt phá:

(1) Trung tâm Văn hóa Tây Đô : Qui mô 172,81 ha bao gồm 3 khu:

- Khu Trung tâm văn hóa (60 ha): Bảo tàng lịch sử đồng bằng sông Cửu Long; Thư viện thành phố; Nhà hát nghệ thuật tổng hợp thành phố; Quảng trường; Cụm tượng đài; Trung tâm sinh hoạt nhà văn hóa & câu lạc bộ đa chức năng v.v...

 - Khu công viên đa năng (56 ha): xây dựng cảnh quan, môi trường, vườn sinh thái... đặc trưng Nam bộ phục vụ nhu cầu du lịch, giải trí, nghỉ ngơi, nghiên cứu, giao lưu văn hóa.

- Khu tái định cư (56,81 ha): bố trí khoảng 1.815 hộ hiện đang sống trong khu vực dự án.

(2) Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ và phát triển lên trường đại học trong giai đoạn 2015-2020, hàng năm đào tạo từ 1.200 - 1.500 sinh viên cao đẳng, 300 - 400 học sinh trung học và từ 50 - 80 đại học tại chức.

 (3) Xây dựng, hình thành trung tâm điện ảnh, phát hành sách - văn hóa phẩm của khu vực. 

(4) Xây dựng các thiết chế văn hóa quận, huyện và cơ sở: Thực hiện theo  Quyết định 271/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Chính phủ, trọng tâm từ nay đến năm 2010: từng bước hoàn thiện hệ thống các thiết chế văn hóa thông tin cấp quận, huyện và cấp phường, xã.

 (5) Nghiên cứu văn hóa, sản xuất sản phẩm văn hóa:

- Triển khai các công trình nghiên cứu, sưu tầm phục vụ cho sự phát triển của ngành: xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa đô thị, các loại hình văn hóa truyền thống của người Khmer; người Hoa, các làng nghề truyền thống, các kiến trúc cổ, ca dao, dân ca...

- Tiếp tục phát động cuộc thi sáng tác biểu tượng thành phố, thi sáng tác  văn học - nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 5 năm thành lập thành phố và sự kiện hoàn thành các công trình lớn của thành phố vào năm 2008, những ngày lễ lớn trong các năm chẵn, tổ chức phác thảo và sản xuất các  sản phẩm, tặng phẩm văn hóa.

d. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung xây dựng đời sống văn hóa, đồng thời gắn chặt với Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

- Ban hành các quy định, nội dung cơ bản các loại mô hình, tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa đô thị;

- Nâng cao tiêu chuẩn khu phố, phường văn hóa ở nội ô theo hướng: đơn vị xây dựng đảm bảo các dịch vụ công cộng, dịch vụ văn hóa thông tin, dân cư tự xây dựng quy ước nếp sống và các câu lạc bộ văn hóa.   

- Xây dựng một số mô hình mới: Khu văn hóa công nghiệp; Khu văn hóa vùng ven; cơ quan, đơn vị văn minh; chợ trật tự kỹ cương; khu phố, đường phố  xanh, sạch, đẹp.

- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về xây dựng con người Cần Thơ “Trí tuệ - năng động - hào hiệp - thanh lịch - nhân ái” 

- Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân toàn thành phố, xóa dần cách biệt giữa vùng ven và nội đô, vùng đồng bào dân tộc.

- Quy hoạch phát triển các nhà văn hóa thanh niên, nhà thiếu nhi, nhà văn hóa lao động, nhà văn hóa lực lượng vũ trang...  theo hướng đồng bộ, có sự phối hợp liên thông lẫn nhau giữa các nhà văn hóa trên địa bàn,

- Xây dựng nếp sống văn minh công vụ, văn minh công sở trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức toàn thành phố.

- Phát triển Hội văn học - nghệ thuật thành Liên hiệp các hội văn học - nghệ thuật thành phố; xây dựng hội thực sự trở thành nơi sinh hoạt bổ ích, đoàn kết, "mái nhà chung" của giới nghệ sĩ thành phố và thu hút các tỉnh trong khu vực

- Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm.

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các thiết chế văn hóa: nhà văn hóa, phòng đọc sách, trạm truyền thanh trong đồng bào Khmer.

- Xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao Ô Môn và phát triển thành trung tâm tổ chức lễ hội người Khmer của thành phố.

đ. Phát triển hệ thống trung tâm văn hóa thông tin:

- Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy của toàn hệ thống (từ thành phố đến xã, phường).

- Mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm văn hóa thông tin.

- Xây dựng mối quan hệ phối hợp, hợp tác giữa trung tâm văn hóa công lập và các tụ điểm văn hóa dân lập. Đa dạng hóa các loại hình nghệ thuật đỉnh cao và quần chúng.

- Xây dựng đề án chuyển sang cung ứng dịch vụ công, tạo nguồn thu bổ sung kinh phí và nâng chất các hoạt động.

e. Phát triển hệ thống thư viện, phòng đọc sách:

(1) Thư viện thành phố:

- Xây dựng Thư viện thành phố về cơ bản trở thành thư viện hiện đại, đạt chuẩn thư viện hạng I.

- Tổ chức thêm các hình thức phục vụ tại thư viện, khai thác triệt để vốn tài liệu hiện có, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân đều được sử dụng thư viện; mở rộng phục vụ ngoài thư viện, thực hiện các dịch vụ thư viện.

- Xây dựng thư viện điện tử, nối mạng với thư viện quận, huyện. Tích hợp thông tin từ các cơ quan trong thành phố để bổ sung vào cơ sở dữ liệu của Thư viện thành phố.

(2) Thư viện, phòng đọc sách cơ sở:

- Củng cố, ổn định tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện quận, huyện.

- Khép kín 100% mạng lưới phòng đọc sách xã. Nâng 30% phòng đọc sách xã, phường lên thư viện.

- Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các thư viện quận, huyện.

g.. Phát triển hệ thống bảo tàng, nhà truyền thống:

- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và chỉnh lý trưng bày Bảo tàng Cần Thơ.

- Thực hiện các hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng các di tích cấp quốc gia, di tích cấp thành phố; trùng tu, tôn tạo và phát huy các di tích lịc sử - văn hóa.

- Tiến hành xây dựng Đề cương trưng bày, sưu tầm, thực hiện các bộ sưu tập có giá trị, phục vụ cho công tác trưng bày Bảo tàng lịch sử đồng bằng sông Cửu Long.

- Tổ chức trưng bày nội dung Bảo tàng lịch sử đồng bằng sông Cửu Long tại Trung tâm văn hóa Tây Đô; chuyển đổi Bảo tàng Cần Thơ hiện tại thành Bảo tàng Nông nghiệp với chuyên đề cây lúa nước và cây ăn quả của đồng bằng sông Cửu Long.

- Nâng cao chất lượng hoạt động các Phòng truyền thống quận, huyện, đi sâu giới thiệu chuyên đề, phục vụ công chúng địa phương và du khách.

h. Phát triển nghệ thuật chuyên nghiệp:

- Chuyển Đoàn cải lương Tây Đô sang hoạt động theo phương thức cung ứng dịch vụ. 

- Xây dựng Nhà hát nghệ thuật tổng hợp; Trung tâm bảo tồn và phát triển nghệ thuật Dân Tộc đồng bằng sông Cửu Long.

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần xã hội và tư nhân đầu tư phát triển các ngành nghệ thuật.

i. Xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hóa các quận, huyện:

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý; tăng cường lực lượng chuyên môn trong các bộ phận; chuẩn hóa trình độ cán bộ lãnh đạo.

- 100% số quận, huyện có các đơn vị sự nghiệp: Trung tâm văn hóa, Nhà truyền thống, Thư viện, Đội thông tin lưu động; các huyện có thuyền văn hóa, chuyển dần sang mô hình thiết chế văn hóa - dịch vụ - du lịch.

- Xây dựng một số huyện điểm văn hóa mang đặc trưng văn hóa sông nước; nghiên cứu chuyển đổi phương thức, nội dung với đời sống đô thị, chuyển dần các tiêu chuẩn, danh hiệu văn hóa sang văn hóa đô thị.

 

4. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020:

a. Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở :

 

 Chỉ tiêu

2010

2020

1. Số gia đình văn hóa

90% tổng số hộ

95% tổng số hộ

2. Số khu phố văn hóa

415 (80% tổng số khu phố)

493 (95% tổng số khu phố)

3. Số phường, xã văn hóa

50 phường (74,6%)

64 phường (95%)

4. Cơ quan có đời sống văn hóa tốt

90%

98%

5. Xã, phường VH tiểu biểu cấp TP

04

12

6. Khu phố, tiêu biểu cấp thành phố

08

52

7. Huyện điểm văn hóa

01

02

 

b. Các chỉ tiêu phát triển sự nghiệp :

 

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

1. Số lượt người đọc mượn sách, báo ở các thư viện

1.778.000 lượt

3.150.000 lượt

4.714.000 lượt

8.172.000 lượt

     - Số lượt sách

3.000.000 lượt

5.000.000 lượt

7.000.000 lượt

9.000.000 lượt

2. Số lượt người tham quan nhà bảo tàng, truyền thống, các di tích

140.300 lượt

123.300 lượt

190.800 lượt

200.340 lượt

3. Số lượt người xem nghệ thuật chuyên nghiệp

80.000 lượt

200.000 lượt

220.000 lượt

228.000 lượt

4. Số lượt người xem thông tin lưu động

480.000 lượt

550.000 lượt

600.000 lượt

650.000 lượt

5. Đào tạo:

      - Cao học

      - Đại học

      - Trung cấp

 

05 người

109 người

600 người

 

20 người

120 người

1.000 người

 

30 người

140 người

1.000 người

 

40 người

150 người

1.000 người

6. Số lượt người xem phim do hệ thống Cty Điện ảnh phát hành

10 triệu lượt

18 triệu lượt

22 triệu lượt

25 triệu lượt

7. Phát hành :

     - Sách

     - Văn hóa phẩm

 

2,6 triệu bản

3,1 triệu bản

 

4,5 triệu bản

6 triệu bản

 

5 triệu bản

6,5 triệu bản

 

5,5 triệu bản

7 triệu bản

 

5. Đầu tư phát triển:

 Tổng vốn đầu tư đến năm 2020 là 6.350,67 tỷ đồng (giá thời điểm 2005).

- Khả năng huy động các nguồn vốn:

. Vốn do Trung ương hỗ trợ: 2.200,45 tỷ đồng, chiếm 34,64% tổng vốn đầu tư;

. Vốn địa phương: 768,21 tỷ đồng, chiếm 12,09% tổng vốn đầu tư;

. Huy động: 3.382 tỷ đồng, chiếm 53,25% tổng vốn đầu tư;

- Phân kỳ đầu tư: Giai đoạn 2008-2010: 2.060,845 tỷ đồng, chiếm 32,45%; giai đoạn 2011- 2015: 4.024,325 tỷ đồng, chiếm 63,36% tổng vốn đầu tư; giai đoạn 2016- 2020: 265,5 tỷ đồng, chiếm 4,18% tổng vốn đầu tư.

2.6. Các nội dung chủ yếu   triển khai thực hiện chương trình: 

- Đề án 1: Xã hội hóa công tác văn hóa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Đề án 2: Xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa.

- Đề án 3: Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở.

- Đề án 4: Phát triển hệ thống trung tâm văn hóa thông tin.

- Đề án 5: Phát triển hệ thống thư viện, phòng đọc sách.

- Đề án 6: Phát triển hệ thống bảo tàng, nhà truyền thông

- Đề án 7: Phát triển nghệ thuật chuyên nghiệp.

- Đề án 8: Nâng cấp Trường trung học văn hóa nghệ thuật thành trường Cao đẳng và Đại học.


Nguồn: Quyết định số 2012/QĐ-UBND


Các tin khác:
Chương trình hành động giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân thành phố Cần Thơ  (23/01/2013)
Dự án Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020  (09/11/2012)
Cần Thơ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020  (11/10/2012)
Chương trình Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012-2015  (07/08/2012)
Chương trình xây dựng và phát triển Thể dục-Thể thao  (21/03/2012)

b5539afa-0203-4340-86b9-df94cbca0b15

Tiêu đề bài viết: Chương trình xây dựng và phát triển văn hóa. Nội dung như sau: . Theo tác giả:

Nguồn: Quyết định số 2012/QĐ-UBND

.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang