Địa phương


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Chương trình xây dựng và phát triển khoa học công nghệ
Ngày đăng: 21/03/2012

Lượt xem:


1. Mục tiêu:

 Khoa học và công nghệ trở thành một trong những động lực chính trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trong đó có một số lĩnh vực đi vào nền kinh tế tri thức một cách vững chắc. Hình thành và phát triển các khu công nghệ cao; một số lĩnh vực khoa học, công nghệ trọng điểm có khả năng phát triển đi trước và nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm khoa học và công nghệ của vùng đồng bằng sông Cửu Long trước năm 2015 về tiềm lực và tổ chức hoạt động đầu mối theo các chương trình cấp vùng, cấp quốc gia. Sau năm 2015, một số lĩnh vực trọng điểm có khả năng vươn đến tầm khu vực.

Trước mắt đến năm 2010, khoa học, công nghệ vừa phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực nội sinh trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và tăng hàm lượng khoa học, công nghệ trong phát triển bền vững theo chiều sâu; vừa chuẩn bị cho những bước tăng trưởng mạnh mẽ và vươn lên thành trung tâm khoa học, công nghệ của vùng sau năm 2010.

2. Định hướng phát triển khoa học - công nghệ:

a. Phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020:

- Đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ  phục vụ hữu hiệu định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong từng giai đoạn phát triển.

 - Tập trung phát triển các lĩnh vực công nghệ có lợi thế so sánh, công nghệ chủ đạo hỗ trợ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo chiều sâu (công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản và chế biến nông sản, công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới...), trong đó công nghệ sinh học sẽ đạt mức công nghệ cao, là công nghệ mũi nhọn của thành phố.

- Xây dựng và phát triển hệ thống tư vấn công nghệ trong công tác lựa chọn, thẩm định công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước, cải tiến công nghệ... để áp dụng phù hợp với địa phương.

- Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp, đóng vai trò trung tâm thông tin, tư vấn công nghệ, thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm nền tảng cho quá trình hội nhập và tiến vào nền kinh tế tri thức.

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về xây dựng và phát triển hệ thống chính trị, quản lý nhà nước, phát triển các thành phần kinh tế trong điều kiện phát triển cụ thể của thành phố Cần Thơ. Giải quyết  tốt những vấn đề về xã hội và nhân văn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và địa phương trong quá trình phát triển và hội nhập với thế giới, giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội và nhân văn trong quá trình tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhằm nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường.

- Phát triển mạnh và đa dạng tiềm lực khoa học và công nghệ, thị trường khoa học - công nghệ, đưa thành phố Cần Thơ thành trung tâm khoa học công nghệ cấp vùng và hình thành sàn giao dịch công nghệ sau năm 2015.

- Thể hiện được vai trò trung tâm khoa học công nghệ cấp vùng, làm đầu mối về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các lĩnh vực khoa học thế mạnh cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thông qua hệ thống các nghiên cứu hợp tác cấp vùng, cấp quốc gia và quốc tế; thu hút mạnh đầu tư và lực lượng khoa học, công nghệ từ trung ương và từ các tỉnh thành, vùng khác; hình thành các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, triển khai khoa học công nghệ cấp vùng với sự tham gia của nhiều tổ chức khoa học công nghệ các cấp.

- Phát triển mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ, trong đó một phần quan trọng nguồn đầu tư cho khoa học công nghệ sẽ xuất phát từ các quỹ phát triển khoa học công nghệ.

b. Đến năm 2010:

- Tập trung nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ tích cực về mặt khoa học công nghệ cho các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển tiềm lực nội tại khoa học công nghệ của thành phố.

- Chú trọng phát triển công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản chế biến nông sản, công nghệ cơ khí, công nghệ vật liệu xây dựng và xây dựng, công nghệ hóa học; tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới.

- Đẩy mạnh hơn nữa, tiến tới hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông trong quản lý nhà nước các cấp, bước đầu đưa hệ thống thông tin khoa học, công nghệ về các doanh nghiệp chủ lực.

- Nghiên cứu các vấn đề về quản lý nhà nước, phát triển hệ thống chính trị, phát triển kinh tế- xã hội bền vững, các vấn đề xã hội và môi trường cụ thể của thành phố Cần Thơ trong bối cảnh chuyển dịch, hội nhập kinh tế và chuẩn bị tiến vào nền kinh tế tri thức.

- Xây dựng các nền tảng để phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ.

- Bước đầu hình thành thị trường khoa học công nghệ thông qua việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, các doanh nghiệp dẫn xuất và tổ chức các phiên chợ công nghệ, chuẩn bị một số cơ sở nền tảng để hình thành sàn giao dịch công nghệ sau năm 2010.

- Mở rộng và phát triển các mối hợp tác cấp tỉnh - thành, cấp liên vùng, cấp quốc gia và quốc tế thông qua việc tổ chức và kêu gọi đồng đầu tư, hợp tác nghiên cứu triển khai các chương trình khoa học công nghệ.

- Vận động xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ; bước đầu hình thành và xây dựng các định chế cho các quỹ khoa học công nghệ. 

3. Các nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng hệ thống các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai, phát triển công nghệ - kỹ thuật cao, thẩm định và chuyển giao công nghệ đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đồng thời đáp ứng một số nhiệm vụ liên tỉnh tiến đến cấp vùng.

- Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ như: cơ sở nghiên cứu - ứng dụng - đào tạo các cấp, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ, kiện toàn tổ chức cấp quản lý nhà nước và hiệp hội, phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ, phát triển khoa học công nghệ cấp cơ sở, cải thiện trình độ công nghệ doanh nghiệp chủ lực, hỗ trợ phát triển các tổ chức và doanh nghiệp khoa học- công nghệ, đa dạng hóa nguồn đầu tư khoa học công nghệ.

- Phát triển đa dạng các hoạt động khoa học công nghệ như: dịch vụ tư vấn khoa học, công nghệ và kỹ thuật với qui mô hoạt động cấp vùng, các hoạt động gia công, đại lý, sản xuất, cung ứng một số sản phẩm công nghệ cao chủ lực cho thành phố và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Tham gia xây dựng một số định chế  công nghệ - kỹ thuật cao như: Hình thành và phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao (trước năm 2010); xây dựng khu công nghệ cao và tổ hợp viện, trường hỗ trợ cho khu (sau năm 2010).

- Hình thành mô hình đạo tạo nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và kỹ thuật các cấp.

- Hình thành và phát triển mạnh các phiên chợ công nghệ (trước năm 2010), hình thành và phát triển sàn giao dịch công nghệ (sau năm 2010).

- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp có liên quan đến môi trường, khai thác tài nguyên tự nhiên, sử dụng năng lượng, phòng chống thiên tai và sự cố môi trường, dự báo và giải quyết các vấn đề môi trường xã hội,... nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

- Nghiên cứu mục tiêu, định hướng phát triển các chương trình đề án phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất các giải pháp hỗ trợ về khoa học, công nghệ phù hợp. 

- Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thường kỳ của ngành.

4. Đầu tư phát triển khoa học - công nghệ:

Tổng vốn đầu tư thời kỳ 2006-2020 là 12.521 tỷ đồng (giá thời điểm 2005), chiếm 1,4% GDP.

a) Về nguồn vốn đầu tư:

- Ngân sách đầu tư: 3.944,4 tỷ đồng, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư. Trong đó: Vốn Trung ương đầu tư 2.685,8 tỷ đồng, chiếm 21,45% (bao gồm: hỗ trợ địa phương 233,9 tỷ đồng, đầu tư thông qua các đơn vị Trung ương 2.451,9 tỷ đồng); vốn ngân sách thành phố 1.258,6 tỷ đồng, chiếm 10,05% tổng vốn đầu tư 

- Vốn huy động ngoài ngân sách: 8.576,6 tỷ đồng, chiếm 68,5% tổng vốn đầu tư. Trong đó: Huy động từ doanh nghiệp 5.710,3 tỷ đồng, chiếm 45,60%; Quỹ phát triển khoa học công nghệ 519,2 tỷ đồng, chiếm 4,1%; hợp tác nước ngoài 353,5 tỷ đồng, chiếm 2,8%; vốn tín dụng 1.993,6 tỷ đồng, chiếm 16% tổng vốn đầu tư.

b) Hạng mục đầu tư:

- Đầu tư cho ngành khoa học công nghệ thành phố 1.401 tỷ đồng, chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư.

- Đầu tư cho các tổ chức khoa học công nghệ của Trung ương trú đóng trên địa bàn thành phố 2.452 tỷ đồng, chiếm 19,6% tổng vốn đầu tư.

- Đầu tư của các doanh nghiệp cho nhu cầu nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ 8.668 tỷ đồng, chiếm 69,2% tổng vốn đầu tư.

c) Phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn 2006 - 2010: 1.013,4 tỷ đồng, chiếm 8,1%.

- Giai đoạn 2011 - 2015: 2.807,8 tỷ đồng, chiếm 22,4% .

- Giai đoạn 2016 - 2020: 8.699,8 tỷ đồng, chiếm 69,5% tổng vốn đầu tư.

5. Các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm : 

Bao gồm 5 chương trình nhánh trọng điểm với 26 đề án:

(1) Chương trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng các công nghệ trọng điểm (6 đề án)

(2) Chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng (4 đề án).

(3) Chương trình xây dựng và phát triển nguồn lực khoa học, công nghệ: (10 đề án).

(4) Chương trình đổi mới tổ chức hoạt động khoa học công nghệ : (3 đề án).

(5) Chương trình xây dựng và phát triển thị trường khoa học, công nghệ:(3 đề án).


Nguồn: Quyết định số 2012/QĐ-UBND


Các tin khác:
Chương trình hành động giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân thành phố Cần Thơ  (23/01/2013)
Dự án Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020  (09/11/2012)
Cần Thơ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020  (11/10/2012)
Chương trình Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012-2015  (07/08/2012)
Chương trình xây dựng và phát triển Thể dục-Thể thao  (21/03/2012)

c2026d03-f665-4ca0-b6da-93e24d5acbea

Tiêu đề bài viết: Chương trình xây dựng và phát triển khoa học công nghệ . Nội dung như sau: . Theo tác giả:

Nguồn: Quyết định số 2012/QĐ-UBND

.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang